Thời trang Forever 21 chính thức nộp đơn xin phá sản
Tiền nộp thuế của 10 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc sẽ giảm hơn 50% Thomas Cook phá sản: "Ông lớn" ngành du lịch giãy chết trong Brexit Đề xuất cho phá sản công ty nông lâm nghiệp yếu kém |
Ngày 29/9, thương hiệu bán lẻ thời trang nổi tiếng thế giới đến từ Mỹ là Forever 21 cho biết, đã nộp đơn xin phá sản nhằm tái cấu trúc kinh doanh. Để tái cấu trúc, Forever21 đã nhận trợ cấp gồm 275 triệu USD từ ngân hàng JPMorgan Chasse và 75 triệu USD từ quỹ TPG Sixth Street Partners.
Các cửa hàng của Forever 21 tại châu Á và châu Âu sẽ bị đóng cửa. Riêng các cơ sở kinh doanh của hãng tại Mỹ chưa có thông báo cụ thể.
Các cửa hàng của Forever 21 tại châu Á và châu Âu sẽ bị đóng cửa. Ảnh: BBC. |
Đây được cho là “nạn nhân” mới nhất của xu hướng mua sắm trực tuyến thay vì đến các cửa hàng như trước đây.
Chia sẻ với trang Bloomberg, bà Linda Chang - Phó Chủ tịch Forever 21 nói: "Đây là một quyết định quan trọng và cần thiết để bảo đảm tương lai của hàng, cho phép ban lãnh đạo tổ chức lại hoạt động kinh doanh và tái định vị thương hiệu.”
Được thành lập năm 1984 tại Mỹ, Forever 21 hiện sở hữu 815 cửa hàng trên toàn cầu, kinh doanh các sản phẩm may mặc, phụ kiện thời trang xu hướng mới với giá thành rẻ. Khách hàng mục tiêu của hãng là giới trẻ. Với chiến thuật đúng đắn, Forever21 liên tục tăng trưởng mạnh mẽ và mở rộng thị trường ra toàn cầu.
Tuy nhiên, vài năm gần đây, tình hình kinh doanh của hãng trở nên ảm đạm. Doanh số bán hàng sụt giảm khiến chi phí thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại trở thành gánh nặng. Cùng với đó, thương mại điện tử lên ngôi, cạnh tranh gay gắt với phương thức mua sắm truyền thống cũng là một khó khăn lớn đối với Forever 21.
Kể từ đầu năm 2017, hơn 20 nhà bán lẻ ở Mỹ, bao gồm Sears Holdings Corp và Toys 'R' Us đã nộp đơn xin phá sản do “không chịu nổi nhiệt” khi cạnh tranh với mua bán qua mạng. Giữa năm 2019, Arcadia Group, công ty mẹ của Topshop và Topman (Anh), cũng đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ.