Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4

Bài 3: Đảm bảo công tác xử lý bụi, khí thải

28/05/2020 12:28 Tác động môi trường
Dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 tại Khu công nghiệp Ông Kèo thuộc xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai có tổng công suất từ 1.300 MW - 1.760 MW, do Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam – CTCP làm chủ đầu tư.
Bài 2: Công trình thu gom và xử lý nước thải của Dự án Bài 1: Các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh từ Dự án
bai 3 dam bao cong tac xu ly bui khi thai
Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 sẽ sử dụng nhiên liệu chính là LNG của PV Gas

Để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường đối với bụi, khí thải phát sinh từ dự án, trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng, chủ đầu tư đã bố trí khu vực rửa xe tại công trường để vệ sinh các phương tiện vận chuyển trước khi ra công trường. Các phương tiện vận tải được đăng kiểm và được cấp giấy chứng nhận về chất lượng khí thải trước khi được đưa vào sử dụng. Thực hiện che phủ các bãi tập kết nguyên vật liệu, che phủ thùng xe khi vận chuyển vật liệu xây dựng dạng rời; đồng thời phun nước thường xuyên khu vực công trường và dọc tuyến đường vận chuyển vật liệu vào khu vực Dự án.

Trong giai đoạn vận hành thử nghiệm và giai đoạn hoạt động thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống thu gom toàn bộ bụi và khí thải phát sinh từ lò thu hồi nhiệt. Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Toàn bộ bụi, khí thải phát sinh từ hệ thống lò thu hồi nhiệt được thu gom bảo đảm đạt QCVN 22:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện (hệ số Kp = 0,7 và hệ số Kv = 0,6), không khí xung quanh nhà máy đạt QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành khác trước khi thải ra môi trường xung quanh. Xây dựng, vận hành hệ thống thu gom khí thải từ lò thu hồi nhiệt dẫn vào ống khói cao 60 m. Lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc tự động liên tục đối với khí thải trước khi thải ra môi trường tiếp nhận theo quy định; truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ dự án trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng đối với môi trường không khí tại một 02 vị trí là khu nhà máy chính và 01 điểm tại khu quản lý vận hành), với tần suất giám sát tối thiểu 03 tháng/01 lần; thông số giám sát: bụi tổng, CO, NOx, SO2; Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

Trong giai đoạn vận hành thử nghiệm đối với bụi, khí thải phát sinh từ lò thu hồi nhiệt thực hiện giám sát tại vị trí ống khói của mỗi nhà máy trước khi thải ra môi trường. Tần suất giám sát: tự động liên tục và theo các quy định khác. Thông số giám sát: lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, SO2, NOx, CO. Quy chuẩn so sánh: QCVN 22:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện (hệ số Kp = 0,7 và Kv = 0,6) và QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về khí thải đối với bụi và các chất vô cơ (hệ số Kp = 0,8 và Kv = 0,6).

Trong giai đoạn vận hành thương mại giám sát tại đường khói thoát ở ống khói của mỗi nhà máy trước khi thải ra môi trường. Tần suất giám sát: tự động liên tục. Thông số giám sát: lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, SO2, NOx, CO. Quy chuẩn so sánh: QCVN 22:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện (hệ số Kp = 0,7 và Kv = 0,6) và QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về khí thải đối với bụi và các chất vô cơ (hệ số Kp = 0,8 và Kv = 0,6).

Thu Vân
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động