Đánh giá tác động môi trường Dự án cải tiến công nghệ sản xuất giấy tại Công ty CP giấy Vạn Điểm
Tháo gỡ vướng mắc trong đánh giá tác động môi trường |
Diễn tập chữa cháy tại Công ty CP giấy Vạn Điểm, thị trấn Phú Minh. |
Theo đó, Dự án "Cải tiến công nghệ sản xuất và nâng công suất, chất lượng sản xuất giấy tại Công ty Cổ phần giấy Vạn Điểm” được thực hiện trên diện tích đất 88.532 m2 tại thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Dự kiến, công suất sản phẩm sau khi nâng công suất là: Giấy in 15.000 tấn/năm, giấy bao bì 40.000 tấn/năm, bột thu hồi 400 tấn/năm, nilon dạng mảnh 850 tấn/năm.
1. Công nghệ sản xuất của Dự án:
- Quy trình sản xuất giấy tiêu dùng (giấy in, giấy viết): nguyên liệu bột → lọc cát → nghiền đĩa → phối trộn → xeo và cắt cuộn → thành phẩm → lưu kho.
- Quy trình sản xuất giấy bao bì (giấy chipboard, medium, kraftliner, duplex): nguyên liệu giấy phế liệu, bột giấy (UKP, DLK) → lọc cát → nghiền, pha loãng → phối trộn → xeo và cắt cuộn → thành phẩm → lưu kho.
- Quy trình xử lý rác thải, thu hồi bột trong quá trình sản xuất giấy bao bì: rác thải, bột → máy cắt → đánh tơi → bể rửa 1 → bể rửa 2 → máy vắt ly tâm → bãi tập kết rác sạch.
Dự án cải tiến công nghệ sản xuất và nâng công suất, chất lượng sản xuất giấy tại Công ty có các yếu tố cải tiến công nghệ như sau:
+ Tăng cường lắp thêm thiết bị kiểm tra điều chỉnh chất lượng sản phẩm, giảm chi phí năng lượng và tăng sản lượng (công đoạn xeo);
+ Hoàn thiện thiết bị tự động điều khiển cung cấp hơi, nhằm giảm chi phí năng lượng than và hơi; + Bổ sung và thay thế thiết bị chuẩn bị bột để tăng công suất, giảm chi phí điện;
+ Bổ sung thiết bị xử lý chất thải rắn thu hồi bột lẫn trong chất thải đưa ra tái sử dụng vào sản xuất và tạo thành sản phẩm hạt nhựa, giảm thiểu chất thải rắn ra môi trường.
- Hệ thống thiết bị sử dụng khi nhà máy đưa vào hoạt động bao gồm:
+ Thiết bị công nghệ sản xuất số 1 - sản xuất giấy tiêu dùng (giấy in, giấy viết) là một hệ thống được nhập khẩu từ nước ngoài (Đức, Ý, Séc) bao gồm: 13 bộ máy bơm bột, 03 bộ máy bơm nước, 01 hòm phun bột, 04 chặn ép, 05 cặp ép, 22 bộ lô sấy, 40 bộ suốt dẫn, 02 máy ép quang, 01 máy cắt cuộn.
+ Thiết bị công nghệ sản xuất số 2 - sản xuất giấy bao bì (giấy chipboard, medium, duplex, krafiline) là các thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài (Đức, Séc, Trung Quốc) bao gồm: 02 máy nghiền thuỷ lực, 02 bộ lọc cát, 01 sàng phân ly, 01 bộ lọc cát , 01 bộ sàng tinh, 01 máy cô đặc, 01 hệ thống nghiền; 05 hòm phun bột, 05 hệ thống hình thành, 01 hệ thống ép, 44 lô sấy, 01 hệ thống gia keo bề mặt, 01 lô cuộn, 01 hệ thống thiết bị tiệm cận và phụ trợ, 01 máy cắt cuộn, 01 lò hơi.
+ Thiết bị công nghệ sản xuất đầu tư mới cho dây chuyền sản xuất giấy tiêu dùng (máy xeo số 1) được mua trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài (Đài Loan, Trung Quốc): gồm 01 bể bột, 01 máy khuấy, 02 máy nghiền đĩa, 20 đầu hơi lô sấy, 04 bình ngưng, 01 hệ thống điều khiển hơi, nước ngưng, 01 hệ thống tự động điều chỉnh nồng độ bột, định lượng giấy.
+ Thiết bị công nghệ sản xuất đầu tư mới cho dây chuyền sản xuất giấy bao bì (máy xeo số 2) được mua trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài (Đài Loan, Trung Quốc): gồm các thiết bị chuẩn bị bột (02 rồng rác, 02 máy cắt rác, 02 bình tách rác, 02 máy gắp rác, 01 băng tải, 01 sàng phân ly đơn, 02 sàng thô, 02 sàng tinh, 02 lọc cát nồng độ cao, 40 lọc cát cấp 1, 02 sàng cô đặc, 05 sàng tách rác, 02 sàng tinh, 02 bể bột, 01 hệ thống DAF, 01 bể chứa nước sau, 07 bơm bột); máy xeo (44 đầu hơi lô sấy, 05 bình ngưng, 01 hệ thống điều khiển hơi, nước ngưng, 01 hệ thống giám sát tự động điều khiển QCS, 01 hệ thống ép ướt, 01 bơm chân không, 01 cắt cuộn lại).
+ Thiết bị xử lý rác thải thu hồi bột được mua trong nước gồm có: 02 máy cắt và xé nhựa, 03 bộ băng tải, 02 máy đánh tốc độ cao, 01 hệ thống hồ rửa và tách hàng chìm nổi, 01 hồ rửa và tách hàng chìm nổi, 02 bộ băng tải vớt hàng trong hồ, 01 bộ máy ly tâm cô đặc, 02 sàng áp lực thô, 02 sàng rung, 01 máy tách nước làm khô, 01 bộ thiết bị ly tâm tách rác, 01 bộ bơm bột, 01 bơm nước, 01 máy nén khí, 01 bể chứa bột. + Các thiết bị xử lý môi trường: như hệ thống xử lý khí thải, trạm xử lý nước thải…
+ Các thiết bị an toàn phòng cháy chữa cháy như hệ thống đường ống nước, họng nước, vòi phun, bình cứu hỏa, bể chứa nước PCCC,…
+ Ngoài ra, hệ thống còn có các thiết bị xe vận tải, xe nâng hàng, bốc dỡ hàng,...
+ Các thiết bị nhà xưởng, kho chứa thành phẩm chính, kho chứa sản phẩm phụ.
+ Thiết bị văn phòng.
- Nguồn nguyên liệu chính phục vụ sản xuất là: giấy phế liệu (trong nước 20%, nhập khẩu 80%).
2. Các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh từ Dự án:
2.1. Các tác động môi trường chính của Dự án:
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình hoạt động của công nhân viên tại Nhà máy.
- Nước thải sản xuất: gồm nước thải từ hoạt động sản xuất giấy tiêu dùng (giấy in, giấy viết); nước thải từ hoạt động sản xuất giấy bao bì (giấy medium, giấy chipboard, giấy kraftliner, giấy duplex); nước thải từ hoạt động thu hồi bột giấy và nilon dạng mảnh.
- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất gồm:
+ Khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu than trong lò hơi; Bụi, khí thải sinh ra từ quá trình xếp dỡ và vận chuyển xỉ than, bùn thải;
+ Hơi hóa chất xử lý nước thải;
+ Bụi phát sinh trong quá trình bốc xếp thành phẩm.
- Chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất.
2.2. Thải lượng và tính chất của nước thải phát sinh:
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động của công nhân viên tại Nhà máy sau khi nâng công suất khoảng 16 m3/ngày.đêm. Thành phần các chất ô nhiễm gồm chất rắn lơ lửng (SS), BOD, COD, nitơ (N), phốt pho (P), coliforms…
- Nước thải sản xuất: Tổng lượng nước thải sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất là 474,5m3/ngày đêm. Thành phần các chất ô nhiễm gồm pH, chất rắn lơ lửng (TSS), BOD, COD, độ màu, Halogen hữu cơ (AOX)…
2.3. Thải lượng, tính chất của bụi, khí thải phát sinh:
- Khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu than tại lò hơi có lưu lượng lớn nhất là 33,88 m3/s, bao gồm: Bụi (1.670 mg/Nm3), SO2 (445 mg/Nm3), NOx (162 mg/Nm3), CO (74 mg/Nm3);
- Bụi từ một số công đoạn sản xuất như: khu vực kho than; bốc dỡ vận chuyển các nguyên phế liệu;
- Khí thải phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu của máy móc, thiết bị các phương tiện vận chuyển; khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động của máy phát điện dự phòng. Thành phần chất ô nhiễm chính: TSS, CO, NOx, SO2 , CO2.
2.4. Khối lượng, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thường:
- Chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động sản xuất khoảng 193,02 tấn/năm bao gồm: dây thép buộc, ni lông, băng keo, dây buộc, đinh ghim, cát sỏi, vật liệu lọc đã qua sử dụng,...
- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân viên phát sinh khoảng 107,5kg/ngày bao gồm các loại bao bì, thức ăn thừa từ nhà ăn,...
2.5. Khối lượng, tính chất của chất thải nguy hại:
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất có khối lượng khoảng 240 kg/năm. Bao gồm: giẻ lau nhiễm các thành phần nguy hại, bóng đèn huỳnh quang thải, dầu nhớt thải,... Chủ dự án sẽ tiến hành phân loại, lưu giữ và chuyển giao cho đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý, báo cáo định kỳ về tình hình phát sinh, quản lý chất thải nguy hại đúng theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án:
3.1. Về công trình thu gom và xử lý nước thải:
- Quy trình công nghệ thu gom, xử lý nước thải của Dự án như sau:
+ Bể tự hoại: Nước thải sinh hoạt → song chắn rác → bể tự hoại tại Nhà máy → đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của Nhà máy.
+ Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 500m3/ngày đêm: Nước thải sản xuất → bể thu gom → hệ thống tách cát→ thiết bị cô đặc lưới nghiêng → bể điều hòa → DAF 2 → bể chứa → DAF3 → bể chứa → tháp lắng → bể phân phối → bể UASB → bể lắng cấp 1 → bể Aerotank → bể lắng cấp 2 → bể chứa → bể lọc áp lực → xả vào sông Hồng.
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường: thu gom, xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của Nhà máy đạt Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy trên địa bàn Thủ đô Hà Nội QCTĐHN 05:2014/BTNMT, cột A trước khi xả vào nguồn tiếp nhận là sông Hồng. Lắp đặt hệ thống giám sát, quan trắc tự động liên tục một số thông số (lưu lượng, nhiệt độ, pH, COD, TSS, amoni) tại vị trí sau bể chứa nước thải sau xử lý, truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội theo quy định.
3.2. Về công trình xử lý bụi, khí thải:
- Quy trình công nghệ xử lý khí thải lò hơi như sau: Khí thải lò hơi → tách bụi trọng lực → tách bụi tĩnh điện → dập bụi ướt→ tháp dập bụi ướt → khí sạch xả ra môi trường.
- Chế độ vận hành: liên tục.
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường: thu gom, xử lý bụi và khí thải phát sinh trong quá trình vận hành các hạng mục, công trình của Dự án đạt QCTĐHN 01:2014/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, cột B trước khi xả ra môi trường.
Lắp đặt hệ thống giám sát, quan trắc tự động liên tục một số thông số (Lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, Bụi tổng, CO, SO2, NOx) tại ống khói của hệ thống xử lý khí thải lò hơi, truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội theo quy định.
3.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường:
- Bố trí các thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực có phát sinh, thu gom về khu lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt.
- Khu lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường có chia các ngăn lưu giữ riêng biệt. - Chất thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường được hợp đồng với các đơn vị có đầy đủ chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Tần suất thu gom, vận chuyển, xử lý:
+ Chất thải sinh hoạt: 02 ngày/lần.
+ Chất thải rắn công nghiệp thông thường: 02 tuần/lần.
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường: thu gom, xử lý các loại chất thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
3.4. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại:
- Bố trí các thùng chứa chất thải nguy hại tạm thời trong nhà xưởng sản xuất và thu gom về khu lưu giữ chất thải nguy hại có diện tích 10 m2 có chia các ngăn lưu giữ riêng biệt cho từng loại. Chất thải nguy hại phát sinh được hợp đồng với các đơn vị có đầy đủ chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Tần suất thu gom, vận chuyển, xử lý: 06 tháng/lần.
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường: thu gom, xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
3.5. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác:
- Thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung: thiết kế các bộ phận giảm âm, lắp đệm chống ồn trong quá trình lắp đặt thiết bị tại Nhà máy.
- Trồng cây xanh, thảm cỏ xung quanh Nhà máy để giảm thiểu bụi, tiếng ồn phát sinh từ hoạt động sản xuất tới môi trường xung quanh.
- Mạng lưới thu gom nước mưa: nước mưa → thu gom dẫn vào hệ thống thoát nước mưa nội bộ của Nhà máy → đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của khu vực.
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường:
+ Tuân thủ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung và các quy chuẩn môi trường hiện hành khác có liên quan, đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình vận hành Dự án.
+ Bố trí mặt bằng trong khuôn viên Nhà máy để trồng cây xanh, đảm bảo tỷ lệ diện tích đất cây xanh theo quy định của pháp luật.
+ Đấu nối và vận hành mạng lưới thu gom, thoát nước mưa đảm bảo các yêu cầu về tiêu thoát nước và các điều kiện vệ sinh môi trường trong quá trình vận hành Dự án.
3.6. Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường:
- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố hệ thống xử lý khí thải: thường xuyên theo dõi hoạt động và thực hiện bảo dưỡng định kỳ 01 hệ thống xử lý khí thải, tuân thủ các yêu cầu thiết kế của hệ thống xử lý khí thải, chuẩn bị các bộ phận, thiết bị dự phòng đối với các bộ phận, thiết bị dễ hỏng hóc.
- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố đối với khu chứa chất thải rắn, chất thải nguy hại: khu lưu giữ chất thải được phân chia thành nhiều khu vực lưu giữ khác nhau với khoảng cách phù hợp để hạn chế khả năng tương tác giữa các loại chất thải dẫn đến xảy ra sự cố cháy nổ, các khu vực lưu giữ được trang bị các biển cảnh báo theo quy định.
- Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố đường ống cấp thoát nước: không xây dựng các công trình trên đường ống dẫn nước, thường xuyên kiểm tra và bảo trì các mối nối, van khóa trên hệ thống đường ống dẫn đảm bảo an toàn và đạt độ bền, độ kín khít của tất cả các tuyến ống.
- Công tác phòng cháy và chữa cháy: lắp đặt hệ thống báo cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm của Nhà máy, đảm bảo chất lượng và hoạt động theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy.
4. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của Dự án:
- 01 hệ thống xử lý bụi, khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất có lắp đặt thiết bị giám sát, quan trắc tự động liên tục một số thông số (lưu lượng, nhiệt độ, Bụi, CO, SO2, NO2, H2S).
- Khu lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt.
- Khu lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường.
- Khu lưu giữ chất thải nguy hại, có diện tích 10 m2.
- Bể tự hoại 3 ngăn.
- Hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 500 m3/ngày.đêm.
5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của Chủ dự án:
5.1. Chương trình giám sát khí thải tại nguồn:
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
- Vị trí giám sát: 01 vị trí (tại ống xả khí thải lò hơi).
- Thông số giám sát: Lưu lượng, nhiệt độ, bụi, CO, SO2, NO2, H2S. - Quy chuẩn áp dụng: QCTĐHN 01:2014/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, cột B (Kp = 1; Kv = 0,9).
Lắp đặt hệ thống giám sát, quan trắc tự động liên tục một số thông số (lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, CO, SO2, NOx) tại ống khói của hệ thống xử lý khí thải lò hơi, truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội theo quy định.
5.2. Chương trình giám sát nước thải:
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
- Vị trí giám sát: 02 vị trí:
+ Mẫu nước thải sau xử lý trước khi bơm vào hệ thống cống dẫn nước thải xả vào sông Hồng;
+ Mẫu nước thải tại điểm cuối hệ thống cống dẫn nước thải trước khi xả thải vào sông Hồng.
- Thông số giám sát: lưu lượng, pH, BOD5, COD, TSS, độ màu, AOX.
- Quy chuẩn áp dụng: QCTĐHN 05:2014/BTNMT, cột A (Kq = 1,2; Kf = 1,1) và QCTĐHN 02:2014/BTNMT.
Lắp đặt hệ thống giám sát, quan trắc tự động liên tục một số thông số (lưu lượng (đầu vào và đầu ra), nhiệt độ, pH, COD, TSS, amoni) tại bể chứa nước thải sau xử lý, truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội theo quy định.
Chương trình giám sát nước mặt:
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
- Vị trí giám sát: 03 vị trí:
+ Vị trí trước điểm xả ra sông Hồng khoảng 20m;
+ Vị trí tại điểm tiếp nhận nước thải trên sông Hồng;
+ Vị trí sau điểm xả ra sông Hồng khoảng 1000m.
- Thông số giám sát: COD, tổng chất rắn lơ lửng, Amoni, Nitrat, Nitrit, Clorua, tổng dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, phosphat, Coliform, As, Fe.
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
5.3. Chương trình giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại:
- Tần suất giám sát: thường xuyên.
- Vị trí giám sát: khu vực lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại.
- Nội dung giám sát: khối lượng, chủng loại và hóa đơn, chứng từ giao nhận chất thải.
- Quy định áp dụng: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐCP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
6. Các điều kiện khác có liên quan đến môi trường
6.1. Lập kế hoạch và đảm bảo các phương án cần thiết để phòng ngừa và ứng cứu sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của Dự án.
6.2. Tuân thủ các yêu cầu về tiêu thoát nước, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn hóa chất trong quá trình thực hiện Dự án theo các quy định của pháp luật hiện hành.
6.3. Lập, phê duyệt và niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường của Dự án trước khi triển khai thực hiện Dự án.
Tin mới
Kế hoạch chuyển đổi công nghệ lạnh xanh và môi chất lạnh tự nhiên đối với phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Nghiên cứu thị trường và tình hình sử dụng thiết bị và môi chất lạnh của phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.