Hà Nội lập đề án tăng giá dịch vụ thoát nước để bảo vệ môi trường

27/11/2019 11:06 Tác động môi trường
UBND TP. Hà Nội đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan về đề án điều chỉnh tăng giá dịch vụ thoát nước thải, nhưng nghịch lý ở chỗ hiện nay 78% nước thải tại Thủ đô lại được xả trực tiếp ra môi trường.  
Chung tay bảo vệ môi trường qua các hoạt động 3R Điều chỉnh khung giá các loại đất theo thang điểm 100 Ông Trần Hồng Thái được bầu làm Phó Chủ tịch Hiệp hội khí tượng châu Á

Cụ thể, theo phương án mà UBND TP. Hà Nội đề xuất thì từ năm 2019 mức thu khởi điểm cho phí dịch vụ thoát nước thải sẽ bằng 20% giá bán nước sạch với nước phục vụ sinh hoạt, đơn vị sự nghiệp, công cộng, bằng 30% đối với với nước phục vụ sản xuất, kinh doanh. Mỗi năm, mức thu nêu trên sẽ tăng thêm 5% cho đến năm 2023.

UBND TP. Hà Nội cho biết, hiện nay mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% theo giá nước sạch (cả sinh hoạt và sản xuất công nghiệp) trung bình là 9.774 đồng/m3 chỉ đáp ứng khoảng 20% chi phí đầu tư, duy tu, sửa chữa hệ thống thoát nước trên địa bàn.

Do đó, để hướng tới mục tiêu cân bằng thu-chi, giảm áp lực cho ngân sách, TP. Hà Nội xây dựng đề án giá dịch vụ thoát nước thải. Nếu mức thu mới này được thông qua, mỗi hộ dân sử dụng nước sinh hoạt dưới 10m3/tháng sẽ phải trả thêm hơn 11.000 đồng cho dịch vụ thoát nước thải, đến năm 2023 số tiền này là trên 22.000 đồng.

Còn đối với các hộ dân sử dụng nước sinh hoạt từ 30m3/ tháng trở lên, số tiền phải trả thêm cho dịch vụ thoát nước thải là hơn 40.000 đồng, đến năm 2023 thêm gần 85.000 đồng.

ha no i la p de a n tang gia di ch vu thoa t nuo c de ba o ve moi truo ng
Sông Tô Lịch.

Liên quan đến việc Hà Nội lập đề án tăng giá nước thải, theo đánh giá từ phía các chuyên gia việc làm này của Hà Nội là cần thiết để bảo vệ môi trường bởi kênh, mương, sông ở Hà Nội đang “chết” dần do bị “đóng băng” bởi váng mỡ, xăng dầu, rồi đủ các loại rác thải.

Hiện nay, nước thải xả trực tiếp ra môi trường không qua xử lý đã và đang làm ô nhiễm nguồn nước, không chỉ nước bề mặt mà cả nước ngầm. Do đó, để có nước sạch sinh hoạt, Hà Nội bắt buộc phải khai thác nước ngầm sâu hơn và đang có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước lớn này.

Trước đó, theo thông tin của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay thành phố mới chỉ có 7 nhà máy xử lý nước thải, đáp ứng được 22% lượng nước thải hằng ngày, 78% còn lại đang được xả thẳng ra môi trường.

Nhằm giảm bớt ô nhiễm tại các con sông, UBND TP. Hà Nội cùng các cơ quan chức năng đã quyết liệt tìm kiếm giải pháp xử lý ô nhiễm ở các hồ, rồi thử nghiệm làm sạch sông Tô Lịch, Hồ Tây... Nổi bật là hoạt động thí điểm sử dụng công nghệ Nano - Bioreactor của Nhật Bản lọc nước sông Tô Lịch gây nhiều sự chú ý của dư luận.

Theo đó, việc làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ trên đã có một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của các chuyên gia đánh giá, rất khó làm sạch 14km sông Tô Lịch trong khi có hơn 300 ống cống xả liên tục 150.000m3 nước thải/ngày đêm.

Giá dịch vụ thoát nước thải được UBND TP. Hà Nội đề xuất áp dụng cho 12 quận và 9 phường của thị xã Sơn Tây. Hàng tháng, đơn vị cung cấp nước sạch tổ chức thu dịch vụ này đồng thời với thu tiền sử dụng nước sạch.

Ngoải ra, các khu vực không thuộc đề án vẫn phải đóng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (10% giá bán một m3 nước sạch). Đối với các huyện như Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, sau khi thành lập quận sẽ áp dụng giá dịch vụ thoát nước.

Đức Trọng
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động