Hướng dẫn tự đánh giá các chỉ số thành phần Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường

29/11/2019 12:14 Tác động môi trường
Để kịp thời triển khai áp dụng chính thức Bộ Chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Bộ Chỉ số) từ năm 2020 theo đúng lộ trình đã được phê duyệt tại Quyết định số 2782/QĐ-BTNMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng hướng dẫn tự đánh giá kết quả thực hiện các chỉ số nhóm I của Bộ chỉ số đối với các địa phương để tính toán thử nghiệm, hoàn thiện nội dung.
Từ 2020, đánh giá kết quả bảo vệ môi trường bằng cách tính điểm

Theo đó, việc thu thập số liệu, đánh giá, xác định các chỉ số thành phần nhóm I của Bộ Chỉ số được quy định như sau:

Chỉ số 01: Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường tại các đô thị trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của địa phương.

huong dan tu danh gia cac chi so thanh phan bo chi so danh gia ket qua bao ve moi truong
Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường: Thước đo trách nhiệm địa phương.

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là tỷ lệ phần trăm tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên phát sinh của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

=

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị

từ loại IV trở lên được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường

x

100

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị

từ loại IV trở lên phát sinh

Trong đó:

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên phát sinh được xác định bằng 80% tổng công suất cấp nước sạch cho sinh hoạt thực tế tại các đô thị từ loại IV trở lên.

Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt đô thị từ loại IV trở lên được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường: được tính qua tổng công suất xử lý thực tế của các hệ thống xử lý nước thải tập trung (bao gồm cả các hệ thống xử lý nước thải của các khu đô thị, khu chung cư) đã đưa vào vận hành của các đô thị từ loại IV trở lên.

Chỉ số 02: Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

Chỉ số phản ánh tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) trở lên đang hoạt động trên địa bàn; là cơ sở đánh giá kết quả quản lý, bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của địa phương.

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường là tỷ lệ phần trăm tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động phát sinh nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động phát sinh từ 50m3/ngày (24 giờ) trở lên của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

=

Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động phát sinh nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) trở lên có hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường (cơ sở)

x

100

Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động phát sinh nước thải từ 50m3/ngày (24 giờ) trở lên (cơ sở)

Trong đó:

Hệ thống xử lý nước thải đạt QCKTMT là hệ thống xử lý nước thải đảm bảo các thông số nước thải sau xử lý đạt QCKTMT (căn cứ theo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; báo cáo giám sát môi trường hàng năm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ). Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường phát hiện có thông số môi trường vượt QCKTMT theo quy định thì được xem là HTXLNT không đạt QCKTMT.

Chỉ số 03: Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của địa phương.

Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là tỷ lệ phần trăm tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

=

Tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (khu)

x

100

Tổng số khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đang hoạt động (khu)

Trong đó:

Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt QCKTMT: là khu có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo các thông số nước thải sau xử lý đạt QCKTMT (căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; báo cáo giám sát môi trường hàng năm của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao). Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường phát hiện có thông số môi trường vượt QCKTMT theo quy định thì được xem là HTXLNT không đạt QCKTMT.

Trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao không nhất thiết phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung do có đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung khác thì được tính là có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Chỉ số 04: Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường của các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả bảo vệ môi trường đối với các cụm công nghiệp của địa phương.

Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là tỷ lệ phần trăm tổng số cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên tổng số cụm công nghiệp đang hoạt động của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ cụm công nghiệp có

hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%)

=

Tổng số cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (cụm)

x

100

Tổng số cụm công nghiệp đang hoạt động (cụm)

Trong đó:

Cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt QCKTMT: là cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo các thông số nước thải sau xử lý đạt QCKTMT (căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; báo cáo giám sát môi trường hàng năm của các cụm công nghiệp). Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường phát hiện có thông số môi trường vượt QCKTMT theo quy định thì được xem là HTXLNT không đạt QCKTMT

Trường hợp cụm công nghiệp không nhất thiết phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung (do 100% các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp đã tự xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn) hoặc có đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác thì được tính là có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Chỉ số 05: Tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Chỉ số phản ánh mức độ mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường của các cơ sở y tế đang hoạt động trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả xử lý nước thải y tế của địa phương.

Tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường là tỷ lệ phần trăm tổng số cơ sở y tế đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trên tổng số cơ sở y tế đang hoạt động của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải

đạt quy chuẩn kỹ thuật

về môi trường (%)

=

Tổng số cơ sở y tế đang hoạt động có

hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về môi trường (cơ sở)

x

100

Tổng số cơ sở y tế đang hoạt động (cơ sở)

Trong đó:

Các cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: là các cơ sở y tế đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo các thông số nước thải sau xử lý đạt QCKTMT (căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường hoặc các tài liệu liên quan khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; báo cáo giám sát môi trường hàng năm của các cơ sở y tế). Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường phát hiện có thông số môi trường vượt QCKTMT theo quy định thì được xem là HTXLNT không đạt QCKTMT

Trường hợp cơ sở y tế không nhất thiết phải đầu tư hệ thống xử lý nước thải do đã đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường khác hoặc đã có hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng xử lý toàn bộ nước thải y tế phát sinh thì được tính là cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Chỉ số 06: Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để (%)

Chỉ số phản ánh nỗ lực thực hiện các biện pháp xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của địa phương.

Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để là tỷ lệ phần trăm tổng số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để trên tổng số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được cấp có thẩm quyền phê duyệt của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ cơ sở gây

ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để (%)

=

Tổng số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để (cơ sở)

x

100

Tổng số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được cấp có thẩm quyền phê duyệt (cơ sở)

Trong đó:

Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được phê duyệt theo Quyết định số 64/QĐ-TTg năm 2003, Quyết định số 1788/QĐ-TTg năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền; và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo tiêu chí quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP (cơ sở có hành vi vi phạm quy định về xả nước thải, thải bụi, khí thải, gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải hoặc chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn, chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, đến mức bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động theo quy định của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường)

Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý triệt để là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để (bao gồm cả các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được di dời hoặc đã giải thể); đã hoàn thành xong biện pháp khắc phục hậu quả và được cho phép hoạt động trở lại của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp bị đình chỉ hoạt động).

Chỉ số 07: Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị (xe/10.000 người)

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông công cộng để giảm nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí di động tại các đô thị trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá nỗ lực cải thiện chất lượng môi trường không khí ở khu vực đô thị của địa phương.

Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị là tỷ lệ giữa tổng số phương tiện giao thông công cộng được đăng ký lưu hành trên địa bàn và số dân khu vực đô thị của địa phương.

Công thức tính:

Số lượng phương tiện giao thông công cộng trên 10.000 dân đô thị

=

Tổng số phương tiện giao thông công cộng

được đăng ký lưu hành trên địa bàn (xe)

Số dân khu vực đô thị (10.000 người)

Trong đó:

Phương tiện giao thông công cộng là phương tiện “Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định” (Theo Điều 66 - Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Chỉ số 08: Số lượng sự cố môi trường do chất thải gây ra (vụ)

Chỉ số phản ánh sự chủ động phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ phát sinh các sự cố môi trường do chất thải gây ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương.

Số lượng sự cố môi trường do chất thải gây ra (vụ) là chỉ số định lượng căn cứ vào số vụ sự cố do chất thải gây ra trong quá trình thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và xả chất thải của các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.

Sự cố môi trường do chất thải gây ra được phân theo các mức độ: mức độ thấp, mức độ trung bình, mức độ cao và mức độ thảm họa. Trong đó:

Sự cố môi trường mức độ thấp là sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi cơ sở và trong khả năng tự ứng phó của cơ sở; sự cố môi trường xảy ra trong địa giới hành chính cấp huyện và trong khả năng tự ứng phó của các ban/ngành cấp huyện.

Sự cố môi trường mức độ trung bình là sự cố môi trường xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh vượt quá khả năng tự ứng phó của cơ sở và có phạm vi ảnh hưởng trong địa giới hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Sự cố môi trường mức độ cao là sự cố môi trường xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh vượt quá khả năng tự ứng phó của cơ sở và có phạm vi ảnh hưởng nằm trong địa giới hành chính của hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Sự cố môi trường mức độ thảm họa là sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng, có ảnh hưởng lớn đến quốc phòng, an ninh, ngoại giao.

Chỉ số 09: Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường (%)

Chỉ số phản ánh mức độ xử lý chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả công tác quản lý chất thải nguy hại của địa phương.

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường là tỷ lệ phần trăm khối lượng chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trên tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ chất thải nguy hại

được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường (%)

=

Tổng khối lượng chất thải nguy hại

được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ

môi trường (tấn)

x

100

Tổng khối lượng chất thải nguy hại

phát sinh (tấn)

Trong đó:

- Tổng khối lượng chất thải nguy hại được xử lý: tính theo báo cáo của các chủ phát sinh chất thải nguy hại kèm các liên chứng từ xử lý chất thải nguy hại được xác thực bởi đơn vị xử lý.

- Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh của địa phương: tính theo báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ của chủ nguồn phát sinh chất thải nguy hại.

Chỉ số 10: Tỷ lệ các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; các siêu thị, các khu du lịch đã có quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về giảm thiểu chất thải nhựa

Chỉ số phản ánh nỗ lực, hành động của địa phương trong việc giảm thiểu rác thải nhựa; là cơ sở để đánh giá hiệu quả phong trào chống rác thải nhựa của địa phương.

Tỷ lệ các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; các siêu thị, khu du lịch đã có quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về chống rác thải nhựa là tỷ lệ phần trăm tổng số các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện và các siêu thị, khu du lịch đã ban hành các quy định, kế hoạch, chương trình hành động, cam kết về chống rác thải nhựa trên tổng số các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; các siêu thị, khu du lịch trên địa bàn.

Công thức tính:

Tỷ lệ các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện; các siêu thị, khu du lịch đã có quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về chống rác thải nhựa (%)

=

Tổng số các cơ quan nhà nước, đảng,tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện và các siêu thị, khu du lịch đã ban hành quy định, cam kết, kế hoạch triển khai về chống rác thải nhựa (đơn vị)

x

100

Tổng số các cơ quan nhà nước, đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện và các siêu thị, khu du lịch (đơn vị)

Chỉ số 11: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn (%)

Chỉ số phản ánh mức độ phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của địa phương.

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn là tỷ lệ phần trăm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn trên tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được phân loại

tại nguồn (%)

=

Tổng khối lượng chất thải rắn

sinh hoạt được phân loại tại nguồn (tấn)

x

100

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt

phát sinh (tấn)

Trong đó:

Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người (Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu).

Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định) trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình quản lý khác nhau (Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu).

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn: là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, chủ nguồn thải được phân tách nhằm chia chất thải thành các loại khác nhau từ nơi phát sinh và được thu gom vào các hệ thống thu gom riêng biệt theo quy định.

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của địa phương: Được tính theo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom (là khối lượng CTRSH được thu gom, vận chuyển bởi các công ty dịch vụ công ích, doanh nghiệp tư nhân, tổ đội thu gom CTRSH,… và đưa đến các cơ sở xử lý CTR hoặc bãi chôn lấp).

Chỉ số 12: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường (%)

Chỉ số phản ánh mức độ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt của địa phương.

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường là tỷ lệ phần trăm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trên tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ chất thải rắn

sinh hoạt được xử lý

đáp ứng yêu cầu về

bảo vệ môi trường (%)

=

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt

được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ

môi trường (tấn)

x

100

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt

được thu gom (tấn)

Trong đó:

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý tại cơ sở xử lý chất thải rắn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc bãi chôn lấp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định.

Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom của địa phương: là khối lượng CTRSH được thu gom, vận chuyển bởi các công ty dịch vụ công ích, doanh nghiệp tư nhân, tổ đội thu gom CTRSH,… và đưa đến các cơ sở xử lý CTR hoặc bãi chôn lấp.

Chỉ số 13: Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh (%)

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư, đáp ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; là cơ sở đánh giá hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý chất thải rắn sinh hoạt của địa phương.

Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh là tỷ lệ phần trăm số khu, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh trên tổng số khu, bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đang hoạt động của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ bãi chôn lấp

chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh (%)

=

Tổng số khu, bãi chôn lấp

chất thải rắn hợp vệ sinh (bãi)

x

100

Tổng số khu, bãi chôn lấp chất thải rắn

sinh hoạt được cơ quan có thẩm quyền

phê duyệt quy hoạch đang hoạt động (bãi)

Trong đó:

Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấp các chất thải rắn thông thường phát sinh từ các khu dân cư và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh phải bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ như trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc và các hạng mục khác để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của bãi chôn lấp tới môi trường xung quanh (Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 6696:2009: Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường).

Chỉ số 14: Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo (%)

Chỉ số phản ánh mức độ xử lý các khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả công tác khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường của địa phương.

Tỷ lệ số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo là tỷ lệ phần trăm tổng số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được xử lý, cải tạo trên tổng số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu được phát hiện của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ số khu vực đất

bị ô nhiễm tồn lưu

được xử lý, cải tạo (%)

=

Tổng số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu

được xử lý, cải tạo (điểm)

x

100

Tổng số khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu

được phát hiện (điểm)

Chỉ số 15: Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (%)

Chỉ số phản ánh mức độ tiếp cận nước sạch của dân số đô thị trên địa bàn; là cơ sở đánh giá hiệu quả các chương trình cung cấp nước sạch và chất lượng môi trường sống người dân khu vực đô thị của địa phương.

Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung là tỷ lệ phần trăm dân số sống ở khu vực đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung trong tổng số dân sống ở khu vực đô thị của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (%)

=

Dân số đô thị được cung cấp

nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (người)

x

100

Tổng dân số khu vực đô thị (người)

Chỉ số 16: Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%)

Chỉ số phản ánh mức độ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của người dân nông thôn trên địa bàn; là cơ sở đánh giá hiệu quả chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và chất lượng môi trường sống của dân số nông thôn của địa phương.

Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh là tỷ lệ phần trăm dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trên tổng dân số nông thôn của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (%)

=

Tổng dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (người)

x

100

Tổng dân số nông thôn (người)

Chỉ số 17: Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh (%)

Chỉ số phản ánh mức độ đáp ứng điều kiện sinh hoạt thiết yếu của người dân ở khu vực nông thôn, đặc biệt đối với những người dân ở vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế kém phát triển trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường khu vực nông thôn của địa phương.

Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh là tỷ lệ phần trăm hộ gia đình ở nông thôn có hố xí hợp vệ sinh trong tổng số hộ gia đình ở nông thôn.

Công thức tính:

Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có hố xí hợp vệ sinh (%)

=

Số hộ gia đình nông thôn có hố xí

hợp vệ sinh (hộ)

x

100

Tổng số hộ gia đình nông thôn (hộ)

Chỉ số 18: Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (%)

Chỉ số phản ánh mức độ thực hiện quy hoạch bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá kết quả công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của địa phương.

Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học là tỷ lệ phần trăm tổng diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ diện tích đất của các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (%)

=

Tổng diện tích đất của các

khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập (ha)

x

100

Tổng diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (ha)

Trong đó:

Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm: Vườn quốc gia, Khu dự trữ thiên nhiên, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh và Khu bảo vệ cảnh quan.

Diện tích đất quy hoạch cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: được tính theo diện tích quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên theo QĐ 45/2014/QĐ-TTg ngày 08/1/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (không bao gồm các khu bảo tồn biển) hoặc theo Quy hoạch tỉnh được phê duyệt (đối với các địa phương đã được phê duyệt Quy hoạch tỉnh).

Chỉ số 19: Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (%)

Chỉ số phản ánh mật độ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp; là cơ sở để đánh giá kết quả công tác bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là tỷ lệ phần trăm diện tích rừng được trồng mới tập trung trên tổng diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ diện tích rừng trồng mới

tập trung trên diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (%)

=

Tổng diện tích rừng trồng mới

tập trung (ha)

x

100

Tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (ha)

Chỉ số 20: Diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá (ha)

Chỉ số phản ánh diện tích rừng tự nhiên bị mất do cháy, chặt phá trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ rừng của địa phương.

Diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá là tổng diện tích rừng tự nhiên bị cháy, chặt phá của địa phương trong năm.

Công thức tính:

Diện tích rừng tự nhiên

bị cháy, chặt phá (ha)

=

Diện tích rừng

tự nhiên bị cháy (ha)

+

Diện tích rừng tự nhiên

bị chặt phá (ha)

Chỉ số 21: Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo (kWh)

Chỉ số phản ánh mức độ đầu tư phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động bảo vệ hệ thống khí hậu, thực hiện tăng trưởng xanh của địa phương.

Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo là tổng sản lượng điện được sản xuất (tính bằng kWh) từ nguồn thủy điện, điện gió, năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời của địa phương trong năm.

Công thức tính:

Sản lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo (kWh)

=

Sản lượng điện sản xuất từ nguồn thủy điện (kWh)

+

Sản lượng điện sản xuất từ nguồn điện gió (kWh)

+

Sản lượng điện sản xuất từ nguồn năng lượng sinh khối, rác thải (kWh)

+

Sản lượng điện sản xuất từ nguồn năng lượng mặt trời (kWh)

Chỉ số 22: Số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị (trạm/10.000 người)

Chỉ số phản ánh nỗ lực, mức độ quan tâm, đầu tư thiết bị, hạ tầng kỹ thuật quan trắc môi trường ở khu vực đô thị trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá năng lực kiểm soát, giám sát và cảnh báo chất lượng môi trường không khí tại các khu vực đô thị của địa phương.

Số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị là tỷ lệ số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí đã được đầu tư lắp đặt và đang hoạt động tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân số khu vực đô thị loại IV trở lên của địa phương.

Công thức tính:

Số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí tại các đô thị loại IV trở lên trên 10.000 dân đô thị (trạm/10.000 người)

=

Tổng số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí đã được đầu tư lắp đặt và đang hoạt động tại các đô thị loại IV trở lên (trạm)

Tổng dân số khu vực đô thị loại IV trở lên (10.000 người)

huong dan tu danh gia cac chi so thanh phan bo chi so danh gia ket qua bao ve moi truong

Số trạm quan trắc tự động chất lượng môi trường không khí là cơ sở để đánh giá năng lực kiểm soát, giám sát và cảnh báo chất lượng môi trường không khí tại các khu vực đô thị của địa phương.

Chỉ số 23: Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo quy định của pháp luật (%)

Chỉ số phản ánh nỗ lực, mức độ quan tâm, đầu tư thiết bị, hạ tầng kỹ thuật phục vụ quan trắc nước thải, khí thải của các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát, giám sát, cảnh báo chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường không khí của địa phương.

Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là cơ sở) lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo quy định của pháp luật là tỷ lệ phần trăm tổng số cơ sở đang hoạt động lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trên tổng số cơ sở đang hoạt động thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo quy định của pháp luật của địa phương.

Công thức tính:

Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (cơ sở) lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường

địa phương theo quy định của pháp luật (%)

=

Tổng số cơ sở lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương (cơ sở)

x

100

Tổng số cơ sở đang hoạt động thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên

và Môi trường địa phương theo quy định

của pháp luật (cơ sở)

Trong đó:

Cơ sở lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo đúng quy định hiện hành là cơ sở đã lắp đặt đầy đủ số lượng hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục theo quy định, đồng thời đã thực hiện việc truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương theo đúng quy định.

Chỉ số 24: Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường (%)

Chỉ số phản ánh nỗ lực, mức độ quan tâm, đầu tư nguồn lực tài chính cho công tác bảo vệ môi trường của địa phương.

Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường là tỷ lệ phần trăm tổng kinh phí chi cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường trên tổng chi ngân sách của địa phương trong năm.

Công thức tính:

Tỷ lệ chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường (%)

=

Tổng chi ngân sách từ nguồn

kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường

của địa phương (tỉ đồng)

x

100

Tổng chi ngân sách của địa phương

(tỉ đồng)

Chỉ số 25: Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân (người/triệu dân)

Chỉ số phản ánh nỗ lực, mức độ quan tâm, đáp ứng yêu cầu nhân lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương.

Số lượng công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân là tỷ lệ tổng số công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp xã; và cán bộ thuộc bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường của Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn (người) trên tổng dân số của địa phương (triệu người).

Công thức tính:

Số lượng

công chức, cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên 1 triệu dân

=

Tổng số công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước

về bảo vệ môi trường trong các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp xã và cán bộ thuộc bộ phận chuyên trách về bảo vệ

môi trường của Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp

(người)

Tổng dân số (triệu người)

Chỉ số 26: Tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng (%)

Chỉ số phản ánh kết quả tiếp nhận, xử lý, phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của người dân về ô nhiễm môi trường trên địa bàn; là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động đường dây nóng về ô nhiễm môi trường của địa phương.

Tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng là tỷ lệ phần trăm số lượng các thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường của người dân thông qua đường dây nóng được xác minh, xử lý trên tổng số thông tin về ô nhiễm môi trường được người dân phản ánh, kiến nghị thông qua đường dây nóng của địa phương.

Công thức tính như sau:

Tỷ lệ xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng (%)

=

Số lượng các thông tin phản ánh, kiến nghị

về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng được xác minh, xử lý (vụ)

x

100

Tổng số thông tin về ô nhiễm môi trường được người dân, tổ chức phản ánh, kiến nghị thông qua đường dây nóng (vụ)

Trong đó:

Các thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường qua đường dây nóng được xử lý là các thông tin đã được các địa phương tiếp nhận, xác minh, xử lý, phản hồi cho các tổ chức, cá nhân phản ánh và gửi báo cáo về Tổng cục Môi trường hàng tháng theo quy định hiện hành liên quan đến vận hành đường dây nóng về ô nhiễm môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng quy định, chỉ số thành phần nào không thực hiện đánh giá do địa phương không thực hiện thu thập, tổng hợp số liệu đánh giá hoặc không có tài liệu kiểm chứng kèm theo thì điểm số của chỉ số thành phần đó được tính bằng 0 (không).

Trường hợp địa phương bị khuyết (không có) một hoặc một số chỉ số thành phần trong các chỉ số nhóm I do điều kiện khách quan (không có cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không có khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu, không có rừng) thì địa phương không phải thực hiện thu thập, tổng hợp, đánh giá chỉ số thành phần bị khuyết đó. Trường hợp này, trọng số của chỉ số thành phần bị khuyết đó được chia đều và cộng vào trọng số của các chỉ số thành phần còn lại trong nhóm tiêu chí, chỉ số thành phần tương ứng để bảo đảm tổng trọng số và số điểm đạt được của các chỉ số nhóm I vẫn được tối đa theo quy định.

Mai Hoa
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động