Huyện Ea Súp (Đắk Lắk): Tác động môi trường từ hoạt động "nuôi yến lấy tổ"

15/08/2024 07:47 Tác động môi trường
Số lượng công trình nhà nuôi chim yến xây dựng trên đất nông nghiệp tăng nhanh ở huyện Ea Súp đang đặt ra những thách thức cho công tác bảo vệ môi trường của chính quyền địa phương.

Sau nhiều năm loay hoay chọn lựa "nuôi con gì, trồng cây gì" phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định cuộc sống. Mô hình nuôi yến lấy tổ bắt đầu nở rộ ở huyện Huyện Ea Súp, người người nhà nhà bỏ tiền đầu tư xây dựng nhà dẫn dụ yến với kỳ vọng cải thiện được kinh tế gia đình.

Huyện Ea Súp (Đắk Lắk): Tác động môi trường từ hoạt động
Một công trình nhà dẫn dụ yến đang được xây dựng ở xã Ia Jlơi, huyện Ea Súp

Tuy nhiên, số lượng nhà nuôi chim yến đang ngày càng tăng nhanh trên địa bàn huyện Ea Súp, gây không ít khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là việc xử lý rác thải phát sinh trong quá trình xây dựng nhà nuôi chim yến.

Đơn cử trên địa bàn huyện Ea Súp, phóng viên ghi nhận có 2 công trình nhà nuôi chim yến mới được đầu tư trên đất hộ ông Phan Thanh Bình (thôn 15 Ea Rốk) và 14 công trình tương tự tại xã Ia Jlơi, trong đó có 10 công trình đã xây dựng hoàn thiện và đưa vào hoạt động dẫn dụ chim yến, 4 công trình còn lại đang xây dựng dang dở đang tạm dừng thi công xây dựng do đang xử lý vi phạm hành chính và thực hiện thủ tục đăng ký biến động mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Theo UBND xã Ea Rốk, căn cứ vào khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định chung về cấp giấy phép xây dựng… Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm: Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

Ngành nuôi yến tại Đắk Lắk đang gặp nhiều khó khăn từ khi Nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến, chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được HĐND tỉnh ban hành năm 2021. Cụ thể, Nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh bao gồm: Khu vực thuộc Tổ dân phố thuộc phường của thành phố, thị xã, tổ dân phố thuộc thị trấn của các huyện và khu dân cư ở trung tâm các xã trên địa bàn tỉnh.

Đối với các nhà yến đã hoạt động trước ngày Nghị quyết có hiệu lực nhưng không đáp ứng quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này phải giữ nguyên trạng, không được cơi nới, nhà yến nằm trong khu dân cư, nhà yến cách khu dân cư dưới 300m không được sử dụng loa phóng phát âm thanh và xử lý rác thải xây dựng phải được đảm bảo.

Chia sẻ về những thách thức mà chính quyền địa phương đang phải đối diện, Chủ tịch xã ea Rốk Nguyễn Văn Nguyên cho biết, hiện nay mặc dù UBND xã đã vào cuộc quyết liệt, thiết lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 7 công trình.

Huyện Ea Súp (Đắk Lắk): Tác động môi trường từ hoạt động
Công trình nhà dẫn dụ yến mọc lên chen chúc ở xã Ea Rốk, huyện huyện Ea Súp

Tuy nhiên, một số hộ dân đã xem đây là nghề thu nhập chính với nhiều kế hoạch phát triển cùng Hội Yến sào tỉnh Đăk Lăk. Trong quá trình khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ; một số hộ dân lợi dụng nhanh chóng cơi nới tầng trên để dẫn dụ chim yến trái phép (có GCN QSD đất ở; có hồ sơ xây dựng nhà ở; có nộp nghĩa vụ thuế xây dựng). Theo quy định kiểm tra mắc loa dẫn dụ chim Yến, phải có máy đo đạc âm lượng của Loa để xác định âm lượng, hiện nay UBND xã chưa được trang bị máy móc.

Còn Chủ tịch xã Ia Jlơi Nguyên Văn Đồng cho biết, UBND xã đã tiến hành kiểm tra và yêu cầu các cơ sở nuôi chim yến chấp hành sử dụng âm thanh dẫn dụ chim yến theo quy định: Đối với nhà yến nằm trong khu dân cư, nhà yến cách khu dân cư dưới 300 m thì không được sử dụng loa phóng phát âm thanh. Đối với nhà yến nằm ngoài khu dân cư: Cường độ âm thanh không vượt quá 70 dBA (Đề xi ben A) trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ và không được sử dụng âm thanh trong thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.

Ngoài ra, UBND xã Ia Jlơi cũng đã yêu cầu các chủ sở hữu công trình xây dựng nhà yến chấp hành theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai và đăng ký nhu cầu sử dụng đất theo quy định.

Đặc biệt, công tác xử lý rác thải phát sinh từ các công trình xây dựng nhà nuôi chim yến thật sự là một thách thức do công trình phân tán gây khó khăn cho việc thu gom.

Theo Chủ tịch UBND xã Ea Rók Nguyễn Văn Nguyên, chưa có công nghệ phân loại, xử lý, tái chế chất thải rắn nên chưa nâng cao giá trị của chất thải rắn xây dựng. Ngoài ra, phương thức vận hành tại vị trí tập kết mang tính chất tạm thời, không lâu dài nên các giải pháp bảo vệ môi trường chưa đảm bảo. Vì vậy về lâu dài, để đảm bảo môi trường cần có các giải pháp bảo vệ môi trường bền vững hơn, trong đó rác phải được vận chuyển đến điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý được cấp phép đảm bảo theo thời gian và lộ trình về tuyến đường, an toàn giao thông và tuân thủ các quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông tại địa phương.

Các phương tiện vận chuyển chất thải rắn bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành theo quy định. Trong quá trình vận chuyển, phương tiện vận chuyển phải đảm bảo không làm rò rỉ, rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi…

Trước những nguy cơ và thách thức mà công tác bảo vệ môi trường ở huyện Ea Súp hiện nay đang phải đối mặt, đòi hỏi cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực cao hơn nữa của lãnh đạo chính quyền địa phương và trách nhiệm với môi trường sống của người dân.

Lê Lĩnh - Bích Hạnh - Phan Văn

Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động