Khu công nghiệp xanh: Tạo lợi thế cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài
KCN sinh thái Nam Cầu Kiền, Hải Phòng |
Một trong những người theo đuổi triết lý "xanh" trong phát triển KCN chính là ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec - chủ đầu tư KCN sinh thái Nam Cầu Kiền (Hải Phòng).
Ông Điệp cho biết, KCN này có diện tích hơn 263 ha, hiện có hơn 70 doanh nghiệp đầu tư. Các nhà đầu tư khi tìm đến các KCN rất quan tâm đến hạ tầng, đảm bảo môi trường. Đặc biệt là hệ thống các công ty xuất nhập khẩu đều mong muốn được vào khu công nghiệp sinh thái. Điều này sẽ giúp các nhà sản xuất sẽ dễ dàng vượt qua được hàng rào thuế quan khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại quốc tế.
"KCN Nam Cầu Kiền xây dựng 3 mô hình hệ thống cộng sinh công nghiệp. Các nhà máy của doanh nghiệp trong và ngoài nước đều liên kết với nhau một cách hài hòa vì giá trị gia tăng cho lợi ích từng doanh nghiệp…", ông Điệp nói và cho biết để tiến tới mục tiêu zero carbon, KCN sẽ tự đầu tư hệ thống điện mái nhà, tự sử dụng và không đưa lên lưới điện quốc gia. Đồng thời, xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo và truyền thông về môi trường dẫn dắt thế hệ sau.
Hiện nay, có nhiều đơn vị phát triển bất động sản công nghiệp chú trọng vào yếu tố về môi trường.
Thứ nhất, mô hình xanh sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát và duy trì được hế thống kỹ thuật trong KCN.
Ví dụ, một KCN với quy mô khoảng 150-200 ha sẽ có công suất của hệ thống xử lý nước thải vào khoảng 4.000m3/ngày đêm. Hệ thống này phục vụ cho toàn bộ các nhà mày trong KCN. Trong khi đó, một nhà máy sản xuất linh kiện ô tô với quy mô khoảng 30.000 m2 đã có yêu cầu xử lý từ 300-500 tấn rác thải mỗi ngày. Lượng rác thải này chiếm đến hơn 10% công suất của hệ thống.
Để tránh việc tắc nghẽn hệ thống do quá tải, nhà vận hành tại KCN thường yêu cầu các doanh nghiệp chia sẻ về quy trình sản xuất và nguyên vật liệu đầu vào. Từ đó, chủ đầu tư có thể đánh giá mức độ phù hợp của ngành sản xuất đó tại KCN…
Thứ hai, một KCN sạch và hiện đại là một trong những phương án nhằm thu hút nguồn lao động chất lượng cao. Nhiều doanh nghiệp đang chú ý hơn đến việc phát triển đồng bộ hạ tầng nội khu và cải thiện môi trường làm việc nhằm giữ chân người lao động. Đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải, cùng việc "xanh hoá" cảnh quan KCN sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống trong dự án.
Đây cũng là yếu tố thuyết phục các chuyên gia nước ngoài đến và làm việc tại Việt Nam.
Thứ ba, mô hình khu công nghiệp xanh đem lại lợi ích cho nhiều phía. Đứng từ góc độ của khách thuê, nhà máy đạt chứng chỉ “xanh” sẽ giúp đạt được những yêu cầu từ Chính phủ và mục tiêu phát triển bền vững. Bởi vậy, các dự án đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh dành cho những đơn vị phát triển bất động sản có khả năng đáp ứng được các điều kiện ngặt nghèo sau này.
Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích các doanh nghiệp đối mặt với một số thách thức đó là việc đầu tư máy móc và công nghệ để có thể đáp ứng các tiểu chuẩn thân thiện với môi trường. Điều này sẽ nâng mức chi phí đầu vào của doanh nghiệp.
Do đó, đối với doanh nghiệp nước ngoài, quyết định đầu tư sẽ nằm ở việc cân đối giữa lợi nhuận từ môi trường kinh doanh tại Việt Nam và chi phí chênh để đảm bảo quy tắc công nghiệp xanh.
Tin mới
Kế hoạch chuyển đổi công nghệ lạnh xanh và môi chất lạnh tự nhiên đối với phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Nghiên cứu thị trường và tình hình sử dụng thiết bị và môi chất lạnh của phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.