Mô hình trồng Mộc Nhĩ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

23/09/2024 10:03 Kinh tế, xã hội
Mô hình trồng Mộc Nhĩ của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng ở thôn Trung Liệt, xã Trường Trung, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đã giúp cho gia đình chị dần cải thiện được cuộc sống nhờ lợi nhuận của nó mang lại, giải quyết được việc làm cho nhiều lao động của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã nhà.

Sau nhiều năm gắn bó với nông nghiệp với khát khao quyết tâm làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình và cung cấp nông sản sạch cho người tiêu dùng, chỉ với số vốn 600 triệu đồng chị Hồng đã đầu tư mua 2,5 vạn bịch giống Mộc Nhĩ về trồng trên diện tích 1.000 m², xây dựng thành công cho mình một mô hình trang trại trồng mộc nhĩ.

Ban đầu mới bắt đầu trồng chị Hồng cũng gặp những khó khăn nhất định, nhưng chị là người luôn chịu khó tìm tòi, đọc sách báo, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước để có thêm kiến thức cho bản thân từ đó chăm sóc cây trồng ngày được tốt hơn.

Theo chị Hồng chia sẻ, kỹ thuật trồng và chăm sóc Mộc Nhĩ không khó, nhưng cần sự tỉ mỉ, phải thường xuyên theo dõi, quan sát sự phát triển của cây. Quan trọng nhất về trồng và chăm sóc mộc nhĩ là khâu thanh trùng để vi khuẩn, vi trùng bị tiêu diệt. Sau đó mang ra cấy giống thì phải che chắn, chăm sóc cẩn thận để vi khuẩn không xâm nhập và phát triển. Nguồn nước tưới cũng là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của Mộc Nhĩ. Đó phải là nguồn nước đã qua hệ thống bể lọc nhằm loại bỏ các tạp chất nên không gây ảnh hưởng gì đến môi trường. Đặc biệt, cần chú ý tới độ ẩm phù hợp, giúp mộc nhĩ có cánh dày và đẹp mắt hơn.

Mô hình trồng Mộc Nhĩ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân
Mô hình trồng Mộc Nhĩ của gia đình chị Hồng đã giúp thúc đẩy phát triển kinh tế (ảnh nguồn Internet)

Thời gian thu hoạch của cây mộc nhĩ dao động khoảng 50 ngày 1 lần, mỗi lần thu hoạch được khoảng 6 tạ thành phẩm, giá bán từ 110.000 đồng – 130.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt trên 100 triệu đồng/năm.

Với mô hình trồng mục nhĩ, gia đình chị đang tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương, mức lương từ 300.000 đồng – 500.000 đồng/ngày. Bên cạnh đó, chị còn giúp nhiều hội viên nông dân mở cơ sở sản xuất Mộc Nhĩ, chia sẻ cho họ kinh nghiệm về quy trình, kỹ thuật sản xuất. Qua đó, vừa góp phần đảm bảo sản xuất gia đình, vừa giúp người dân giải quyết việc làm, có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống.

Từ ngày sản phẩm Mộc Nhĩ của chị Hồng được cung cấp ra thị trường đã có rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn sử dụng với sự tin tưởng, an toàn về một nông sản sạch, không có hóa chất. Lượng Mộc Nhĩ sau khi chị thu thu hoạch đều được bán hết rất nhanh. Mới đây, chị đã đầu tư thêm máy đóng bịch nhằm nâng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chị cũng đang tiếp tục mở rộng quy mô, tăng diện tích trồng mục nhĩ lên 1.300 m²

Mô hình sản xuất Mộc Nhĩ của gia đình chị Hồng đã cho thấy sự cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất của người nông dân. Đồng thời, góp phần tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế của địa phương.

PV
Xin chờ trong giây lát...

Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn tại nguồn

Phiên bản di động