Phòng, chống hạn hán, xâm nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long: Ưu tiên công tác dự báo

04/08/2020 10:11 Địa phương
Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, khó lường, làm ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân. Do đó, dự báo, cảnh báo sớm là một trong những giải pháp được ưu tiên để phục vụ cho công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.
Giải quyết hạn, mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long
phong chong han han xam nhiem man o dong bang song cuu long uu tien cong tac du bao
Khô hạn và xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân.

Hạn hán, xâm nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ là một thách thức lớn đến nền nông nghiệp nước ta. Nguyên nhân chính gây ra hạn - kiệt - mặn trên đồng bằng sông Cửu Long là vào các năm có cực đoan khí hậu, thời tiết; cường độ cực đoan càng mạnh, thời gian cực đoan càng kéo dài, không gian cực đoan càng mở rộng thì thiệt hại kinh tế - môi trường càng lớn. Ngoài nguyên nhân chính thống, còn có các nguyên khác phụ trợ khác tham gia tạo ra hạn, kiệt, mặn trên ĐBSCL như tác động của thượng nguồn, biến động môi trường mặt đệm lưu vực, mức độ gia tăng dùng nước trong sản xuất và đời sống,… Do đó, dự báo, cảnh báo sớm là một trong những giải pháp được ưu tiên trong các chỉ đạo gần đây của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường để phục vụ cho công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Hiện nay, ngành khí tượng thủy văn và ngành thủy lợi có đủ cơ sở nhân lực, vật lực, trí lực (mạng lưới trạm quan trắc, máy móc quan trắc, đội ngũ cán bộ khoa học, hợp tác quốc tế, các phương pháp dự báo,..) đảm bảo làm tốt công tác dự báo lũ lụt, hạn, kiệt, mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Quy luật khí hậu nhiệt đới gió mùa xứ sở chấu Á đã ấn định quy luật mùa khô - kiệt trùng mùa gió Đông Bắc (tháng 12- tháng 4 năm sau), mùa mưa lũ trùng mùa gió Tây Nam (tháng 5 đến tháng 11) diễn ra trên đồng bằng sông Cửu Long hàng năm. Trong mùa khô- kiệt, thường tổ hợp hạn, kiệt, mặn tác động mạnh nhất đến sản xuất và đời sống vào khoảng thời gian từ 15/2 đến cuối 15/4 (tùy từng năm). Vậy trong hơn hai tháng đó, đồng bằng sông Cửu Long sẽ phòng chống hạn-kiệt-mặn căn cơ như thế nào khi có cực đoan thời tiết-khí hậu kết hợp với các tác động phụ khác xẩy ra?

Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện nhiều giải pháp dự báo, cảnh báo hạn hán và xâm nhập mặn, đặc biệt là công tác dự báo, cảnh báo dài hạn, qua đó kịp thời cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể là theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mưa, nguồn nước trên lưu vực sông Mê Công ngay từ những ngay đầu mùa lũ, khi nhận thấy mùa mưa trên lưu vực sông Mê Công có khả năng xuất hiện muộn; tổ chức hội thảo, trao đổi, phân tích, đánh giá khả năng hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô và ban hành kịp thời, đầy đủ các bản tin cảnh báo sớm hạn hán, xâm nhập mặn. Các bản tin dự báo, cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn được chi tiết hóa đến từng thôn, xã, huyện có nguy cơ bị ảnh hưởng qua hình ảnh, bảng, biểu trực quan, cùng với đó là thông tin về các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng, thời gian bị ảnh hưởng và thời gian có thể lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến thông tin về tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh tại các địa phương.

Chính nhờ có thông tin cảnh báo sớm, thiệt hại về nông nghiệp giảm 80%, thiếu nước sinh hoạt giảm 50% so với năm 2016, thời điểm cũng diễn ra tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Để chủ động ứng phó hiệu quả với hạn hán, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, bao gồm xây dựng và thực hiện quy hoạch, các giải pháp về kỹ thuật, hợp tác quốc tế…

Trước hết, phải làm thật tốt chuyền đổi một cách căn cơ lâu dài cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi theo phương châm tiết kiệm nước, ít dùng nước, thích hợp trên cả ba vùng ngọt, lợ, mặn của Đồng bằng sông Cửu Long. Phát động phong trào toàn dân tham gia chống hạn, kiệt, mặn bằng phương pháp tích trữ nước hợp lý như bồn chứa, bể chứa, ao hồ và đầm lầy nhỏ gần nhà hoặc trong thôn xã. Các tỉnh trọng điểm mặn có thể làm việc với Tổng công ty cấp nước Cần Thơ là đơn vị có thể cấp nước sạch với khối lượng lớn bằng đường ống dẫn đến các điểm trung tâm hạn, mặn, kiệt ở Miền Tây. Nếu thấy hiệu quả. Chính Phủ cần hình thành dự án mang tính chiến lược mở rộng quy mô nói trên đủ khả năng tham gia phòng chống hạn, kiệt, mặn cực đoan ở một số tỉnh trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.

Xây dựng hệ thống cống điều khiển dòng mặn, ngọt thích hợp cả đầu ra và đầu vào trên hệ thống kênh trục, sông nhánh phụ, sông cụt,.. biến lòng dẫn của chúng thành hệ thống hồ chứa nước hoạt động “lưu động theo thời gian và nhịp điệu của từng con triều” để bẫy triều, kiểm soát mặn, tích ngọt. Hệ thống này chỉ hoạt động trong thời gian cao điểm mùa khô nói trên, mùa mưa mở toang hết các cửa cống điều khiển cả đầu ra và đầu vào trở lại thông thương bình thường.

Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo sớm. Xây dựng hệ thống giám sát, dự báo cảnh báo sớm diễn biến tài nguyên nước vùng đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm cả phần thượng nguồn, toàn lưu vực và sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển.

Xây dựng và thực hiện Quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Cửu Long, Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Cửu Long.

Đầu tư bổ sung và nâng cấp các trạm đo mặn, ưu tiên hệ thống đo mặn tự động; ưu tiên thực hiện các nội dung về phân vùng hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thúc đẩy các hoạt động hợp tác về nguồn nước trong khuôn khổ hợp tác Mê Công - Lan Thương nhằm đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về việc chia sẻ thông tin số liệu trong mùa khô, đặc biệt là thông tin về quy trình vận hành các đập thủy điện của Trung Quốc, tăng cường xả nước giúp các quốc gia hạ nguồn chống hạn; tăng cường hợp tác song phương với Lào và Campuchia...

Thu Vân
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động