Giải quyết hạn, mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long

08/04/2020 20:18 Nghiên cứu, trao đổi
Đồng bằng Sông Cửu Long đang đối mặt với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn rất nghiêm trọng. Vấn đề đặt ra hiện nay đối với công tác quản lý tài nguyên nước là cần có giải pháp trước mắt và lâu dài để đảm bảo có nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất.
Bao giờ ĐBSCL không còn nhiễm mặn?
giai quyet han man tai dong bang song cuu long
Xâm nhập mặn đang tăng trở lại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Xâm nhập mặn đang tăng trở lại ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dự báo đợt xâm nhập mặn này kéo dài đến khoảng ngày 15/4, đỉnh điểm sẽ vào các ngày 9-13/4; sau thời gian này độ mặn có xu thế giảm dần. Đường ranh mặn 4g/l vào sâu nhất trên ba nhánh sông lớn là sông Hậu (nhánh Cổ Chiên), sông Tiền (nhánh Hàm Luông) và sông Vàm Cỏ Tây dự kiến tiếp tục vào sâu hơn so với trung bình nhiều năm từ 20 đến 28 km, và sâu hơn từ 3-8 km so với xâm nhập mặn tháng 4/2016. Đường ranh mặn 1g/l vào sâu nhất trên ba nhánh sông trong tháng 4/2020 dự kiến sẽ vào sâu hơn so với trung bình nhiều năm từ 29 đến 41 km và sâu hơn so với tháng 4/2016 từ 3 đến 16 km.

Ở khu vực phía Bắc (vùng thượng nguồn sông Mê Công) đang có dấu hiệu chuyển mùa, đã có một số khu vực có mưa. Tuy nhiên, theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn thì dòng chảy trên sông Mê Công về Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 4/2020 vẫn tiếp tục thiếu hụt so với trung bình nhiều năm và năm 2016 từ 5-20%, mực nước tại Biển Hồ (Cam-pu-chia) đang ở mức rất thấp, khả năng bổ sung nước cho Đồng bằng sông Cửu Long không nhiều.

Trước thực trạng hạn, mặn trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khẩn trương vào cuộc lắp đặt trạm cấp nước ngọt miễn phí tại một số xã, huyện các tỉnh Bến Tre, Bạc Liêu và Cà Mau. Bên cạnh đó là theo dõi sát diễn biến thời tiết; tăng cường nhận định, dự báo sớm về tình hình khí tượng thủy văn, dòng chảy, triều, xâm nhập mặn, cung cấp thông tin kịp thời để các địa phương chủ động chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống.

Đặc biệt, cần theo dõi chặt chẽ tình hình xả nước của các hồ chứa thủy điện trên dòng chính sông Mê Công từ phía Trung Quốc và các hồ chứa trên các dòng nhánh để có giải pháp xử lý kịp thời bổ sung nguồn nước đẩy mặn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thiếu nước ngọt. Cùng với đó, tìm kiếm, khai thác nguồn nước dưới đất để kịp thời cấp nước sinh hoạt cho nhân dân các vùng bị thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Tuyên truyền rộng rãi, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, nhất là trong tưới tiêu, chống lãng phí nguồn nước.

Thu Trang
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động