WRV23 Confex: Đẩy mạnh các giải pháp xử lý chất thải, công nghệ tái chế bảo vệ môi trường

23/11/2023 19:41 Giao thương
Ngày 22/11/2023, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo (Bình Dương) đã diễn ra lễ khai mạc Sự kiện về thiết bị và giải pháp xử lý chất thải, công nghệ tái chế bảo vệ môi trường - WRV23 Confex.

Trong những năm gần đây, các vấn đề ô nhiễm môi trường đã gây nên rất nhiều hệ lụy cho phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Với nền kinh tế được đánh giá tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong thập kỷ vừa qua nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều điểm nóng, đứng đầu là ô nhiễm không khí, xử lý nước thải và chất thải trong sản xuất và đô thị.

Toàn cảnh buổi khai mạc hội thảo.
Toàn cảnh buổi khai mạc hội thảo.

Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, RX Tradex Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức sự kiện về thiết bị và giải pháp xử lý chất thải – công nghệ tái chế bảo vệ môi trường từ ngày 22 – 24/11 tại Trung tâm triển lãm Quốc tế Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (WTC Expo) với sự ủng hộ của các cơ quan chính phủ, Bộ, Ban ngành liên quan, các tổ chức quốc tế và Hiệp hội… Trong đó, Tổng Công ty Becamex IDC và Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo là đơn vị đồng hành xuyên suốt chương trình 3 ngày.

Sự kiện này do đơn vị tổ chức triển lãm RX Tradex Việt Nam phối hợp Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức thực hiện từ ngày 22 đến 24-11. WRV23 Confex tạo tiền đề mở ra những phát triển mới về lĩnh vực môi trường tại Việt Nam với sự tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức hợp tác quốc tế, các chuyên gia, đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực xử lý chất thải, tái chế bảo vệ môi trường.

WRV23 Confex trưng bày giới thiệu các sản phẩm, thiết bị công nghệ và giải pháp từ các đơn vị doanh nghiệp hàng đầu với phương châm giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thể hiện trách nhiệm xã hội. sự góp mặt từ các đơn vị hàng đầu tạo nên không gian cho việc mở rộng kinh doanh và tìm hiểu từ khách tham quan dễ dàng hơn góp phần thúc đẩy tiến trình sản xuất bền vững cho các doanh nghiệp sản xuất. Trong đó, nổi bật như: Thiết bị đo lường phát thải bụi của SICK được đánh giá là thiết bị đo bụi tốt nhất hiện nay áp dụng nguyên lý tán xạ ánh sáng, hay giải pháp ứng dụng công nghệ IoT, Data Center, AI hỗ trợ cho quy trình sản xuất thông minh của Việt An Group-đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực quan trắc môi trường…

Bên cạnh đó, tại WRV23 Confex diễn ra các hội thảo chuyên đề xoay quanh về vai trò của công tác phối hợp công tư trong việc thúc đẩy triển khai trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất và thực hành quản lý chất thải bền vững ở Việt Nam, lộ trình thực tiễn để đạt được quy định đầu tư PPP (theo hình thức đối tác công tư) trong thu gom, xử lý và tái chế chất thải ở Việt Nam, các giải pháp xử lý hướng đến kinh tế tuần hoàn…

Phát biểu tại Hội thảo, đại diện của BecamexIDC cho biết: "Chúng tôi - BecamexIDC, với định hướng đẩy mạnh KCN-Đôthị - Dịch vụ thông minh - sinh thái, ngoài việc cung cấp đầy đủ các hạ tầng dịch vụ, kỹ thuậtvà xã hội, đã và đang phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ, xây dựng các khu công nghiệp thông minh và đô thị thông minh xanh, thu hút các ngành có giá trị gia tăng cao, hỗ trợ cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có thể chuyển đổi mô hình và dây chuyền sản xuất thông minh nhằm gia tăng năng suất lao động và nâng cao khả năng cạnh tranh của cả nhà đầu tư và khu công nghiệp, góp phần đưa nền công nghiệp của tỉnh Bình Dương phát triển lên phân khúc cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu".

BecamexIDC mong muốn rằng có thể ứng dụng công nghệ tiên tiến và hệ thống quản lý thông minh để giảm thiểu lượng rác thải và tăng cường hiệu suất sử dụng năng lượng trong các KCN xanh. Tạo ra không gian công nghiệp thân thiện với môi trường, với việc bảo tồn các khu vực xanh và các loại cây cảnh quan. Ngoài ra, cũng mạnh việc thực hiện Đề án thành phố thông minh Bình Dương trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tập trung nguồn vốn cho phát triển kinh tế tuần hoàn…

Cũng tại hội thảo, bà Nguyễn Mỹ Hằng - Trưởng phòng Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Cục Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi Trường cho biết, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu giảm 50% rác nhựa biển vào năm 2025 và 75% vào năm 2030, theo Kế hoạch Hành động Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều này thể hiện cam kết mạnh mẽ của chúng ta đối với bảo vệ môi trường biển và rạn san hô. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT quy định về quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và phát triển kinh tế tuần hoàn, trong đó bao trùm cả các khái niệm quan trọng như Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) và Hợp tác Công tư (PPP) trong quản lý chất thải.

Đề án Phát triển Kinh tế Tuần hoàn tại Việt Nam tại Quyết định 687/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là một nỗ lực khác hỗ trợ mục tiêu giảm rác nhựa, tập trung không chỉ vào khía cạnh quản lý rác thải mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững và chủ động trong việc sử dụng tài nguyên.

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu chiến lược nêu trên, Việt Nam tích cực mở rộng hợp tác quốc tế với nhiều đối tác đa phương và song phương. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ về việc Việt Nam tham gia Dự án khu vực hợp tác Đức-ASEAN (3RproMar)", Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao cho Cục Biển và Hải đảo xây dựng nội dung hợp phần triển khai tại Việt Nam trong thời gian tới. Phát triển kinh tế tuần hoàn cũng là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với ViệtNam, mà tôi tin rằng chúng ta có thể vượt qua bằng sự đoàn kết và sự hợp tác. Dự án 3RproMar là cơ hội để chúng ta có thể tiếp cận các giải pháp tiết giảm, tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa, đồng thời xây dựng một cộng đồng chung có trách nhiệm bảo vệ môi trường và tài nguyên biển cho thế hệ tương lai.

Đỗ Quý Thành
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động