Dự án Nhà máy điện rác Hậu Giang
Bài 3: Quản lý và giám sát môi trường chặt chẽ
Vi phạm về thực hiện giám sát môi trường sẽ bị phạt tới 250 triệu đồng |
Nhà máy điện rác Hậu Giang có quy mô công suất 600 tấn/ngày. |
Chương trình giám sát khí thải tại nguồn:
Giám sát khí thải định kỳ
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần (riêng dioxin/furan phát sinh từ 02 lò đốt chất thải sinh hoạt và công nghiệp thông thường tần suất giám sát 1 năm/lần).
- Vị trí giám sát: 02 vị trí tại 02 ống khói lò đốt chất thải sinh hoạt và công nghiệp thông thường (mỗi ống khói lò đốt 01 vị trí).
- Thông số giám sát: lưu lượng, bụi tổng, nhiệt độ, CO, SO2, NO2, O2 dư, HCl, Thủy ngân và hợp chất tính theo thủy ngân (Hg), Cadimi và hợp chất tính theo Cadimi (Cd), chì và hợp chất tính theo chì (Pb), tổng các kim loại nặng và hợp chất tương ứng, tổng Hydrocacbon, tổng dioxin/furan.
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 61- MT:2016/BTNMT (Kv=1,2), QCVN 30:2012/BTNMT và tiêu chuẩn Châu Âu Directive 2010/75/EU.
Giám sát khí thải tự động, liên tục
- Tần suất giám sát: liên tục
- Vị trí: 02 vị trí tại 02 ống khói lò đốt chất thải sinh hoạt và công nghiệp thông thường (mỗi ống khói lò đốt 01 vị trí) trước khi xả thải ra môi trường.
- Các thông số quan trắc tự động, liên tục bao gồm: lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, SO2, NOx, CO và HCl. 7
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 61- MT:2016/BTNMT (Kv=1,2), QCVN 30:2012/BTNMT và tiêu chuẩn Châu Âu Directive 2010/75/EU.
Chương trình giám sát chất lượng nước thải:
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại bể chứa nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Thông số giám sát: TSS, DO, BOD5, COD, NH4 + , tổng Nitơ, tổng Phốt pho, Hg, As, coliform.
- Quy chuẩn áp dụng: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 40:2011/BTNMT, cột B).
Chương trình giám sát tro xỉ lò đốt:
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.
- Vị trí giám sát: 02 vị trí tại 02 thùng chứa tro, xỉ của 02 lò đốt.
- Thông số giám sát: As, Cd, Pb, Zn, Ni, Hg.
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
Các điều kiện liên quan đến môi trường:
Thực hiện việc xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường, đăng ký xử lý chất thải nguy hại và đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của Dự án theo đúng quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và các văn bản pháp luật hiện hành.
Hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục phải có camera theo dõi, được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng và truyền dữ liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hậu Giang theo quy định.
Khu vực lưu giữ tạm thời tro bay phải đáp ứng TCXDVN 320:2004 - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về bãi chôn lấp chất thải nguy hại và sau thời hạn 05 năm phải ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để xử lý.
Thực hiện các biện pháp quản lý phù hợp để kiểm soát chặt chẽ chất thải ở các khâu tiếp nhận, lưu giữ và xử lý, đảm bảo không phát tán mùi hôi đến môi trường xung quanh trong quá trình hoạt động của Dự án.
Kiểm soát môi trường toàn bộ khu đất được giao quản lý, không gây ảnh hưởng xấu đến xung quanh, đặc biệt là bãi rác sinh hoạt hiện hữu nằm trong ranh giới khu đất của Dự án.
Thực hiện các biện pháp phục hồi cảnh quan môi trường khu chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hiện hữu ngay sau khi rác thải được đưa lên để xử lý hết tại lò đốt của Nhà máy, đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường.
Tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy, nổ trong quá trình hoạt động của Dự án theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Thiết lập mô hình quản lý và đảm bảo nguồn lực tài chính để các công trình bảo vệ môi trường của Dự án được duy trì, vận hành hiệu quả.
Thực hiện việc kiểm định về an toàn, đăng ký và công bố chất lượng đối với các loại sản phẩm của Dự án trước khi sử dụng theo quy định của pháp luật.
Tin mới
Kế hoạch chuyển đổi công nghệ lạnh xanh và môi chất lạnh tự nhiên đối với phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Nghiên cứu thị trường và tình hình sử dụng thiết bị và môi chất lạnh của phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.