Các khu công nghiệp Vĩnh Phúc tiếp tục thu hút nhiều dự án mới
Theo báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, tháng 8/2024, Ban đã thực hiện cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh tăng vốn cho 2 lượt dự án, trong đó, 1 dự án FDI với vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 24,9 triệu USD và 1 dự án DDI với vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 100 tỷ đồng.
Đến hết tháng 8/2024, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 24 dự án FDI mới và 25 lượt dự án FDI. (Ảnh minh họa) |
Đến hết tháng 8/2024, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút được 24 dự án FDI mới và 25 lượt dự án FDI tăng vốn với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm 402,1 triệu USD, đạt 115% kế hoạch năm 2024; thu hút 9 dự án DDI và 6 lượt dự án DDI tăng vốn với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm 3.060,53 tỷ đồng, đạt 204% kế hoạch năm 2024. Lũy kế số dự án còn hiệu lực đầu tư trong các khu công nghiệp tỉnh là 493 dự án, gồm 117 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 37.784,64 tỷ đồng và 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6.742,89 triệu USD. Hiện tại, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 80 dự án chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: 15 dự án đang trong quá trình xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị, chiếm 3% tổng số dự án; 57 dự án mới được cấp phép và đang làm các thủ tục triển khai, chiếm 11,6%; 4 dự án đang thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, chiếm 0,8%; và 4 dự án đang tạm giãn tiến độ, chưa triển khai, chiếm 0,8%.
Dự kiến, hết tháng 9/20224 Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và điều chỉnh tăng vốn cho 2 - 3 dự án FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 100 triệu USD và cấp mới, điều chỉnh tăng vốn cho 1 - 2 dự án DDI với tổng vốn đăng ký khoảng 830 tỷ đồng. Cùng với đó, có thêm 2 - 4 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với vốn thực hiện của các dự án FDI đạt khoảng 40 - 45 triệu USD và các dự án DDI đạt khoảng 200 - 300 tỷ đồng.
Để hoàn thành mục tiêu này, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đang tăng cường đẩy mạnh hoạt động quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, chú trọng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phối hợp với các nhà đầu tư và các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (đối với diện tích khu công nghiệp và diện tích còn lại) và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đối với các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Đồng thời, rà soát tiến độ triển khai các dự án, đôn đốc các dự án thực hiện theo tiến độ cam kết; làm việc với các doanh nghiệp triển khai chậm tiến độ theo đăng ký để hướng dẫn doanh nghiệp điều chỉnh dự án cho phù hợp thực tế; rà soát tình hình sản xuất kinh doanh nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN - QUẢNG CÁO
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.