Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Chị H’Tuyết (ở tổ dân phố 10, thị trấn Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) được nhiều người tìm đến đặt may các bộ trang phục dân tộc |
Chị Rơmah H’Tuyết cho biết nếu không có những nỗ lực gìn giữ, nghề thêu thổ cẩm sẽ dần bị quên lãng. Chính vì thế, xuất phát từ đam mê, tình yêu với trang phục truyền thống và với mong ước truyền lửa cho các thế hệ trẻ con em đồng bào dân tộc thiểu số. Chị bắt đầu nghề may trang phục truyền thống bằng vải thổ cẩm vào năm 2003, chị dùng thổ cẩm làm thành các sản phẩm thời trang, bán ra thị trường. Chính việc kết hợp thổ cẩm truyền thống với các sản phẩm thời trang hiện đại, giúp những tấm thổ cẩm mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc trở nên gần gũi và dễ tiếp cận hơn với nhiều người, đặc biệt là giới trẻ…đã thu hút được đông đảo khách hàng gần xa. Cũng nhờ sự phát triển của các nền tảng xã hội, truyền thông quảng bá hình ảnh, sản phẩm mà nhiều người biết đến chị. Hiện nay chị được nhiều người trên cả nước và có cả những khách hàng từ nước ngoài đặt hàng. Cũng chính nhờ nghề may trang phục truyền thống bằng vải thổ cẩm đã giúp chị có nguồn thu nhập phát triển kinh tế gia đình nuôi hai con chị học đại học.
Chị Rơmah H’Tuyết là một câu chuyện về những nỗ lực gìn giữ và phát triển nghề may, dệt thổ cẩm truyền thống của người Jrai, một trong những dân tộc thiểu số ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ sự nỗ lực ấy chị đã được Trưởng ban Dân tộc tỉnh Gia Lai Kpă Đô tặng Giấy khen: “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước, gìn giữ bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc giai đoạn 2019 – 2014, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Gia Lai”.
(Chị Rơmah H’Tuyết được Trưởng ban Dân tộc tỉnh Gia Lai Kpă Đô tặng Giấy khen) |
Trải qua bao thế hệ, thổ cẩm Jrai không chỉ là trang phục truyền thống mà còn là biểu tượng của văn hóa, tinh hoa dân tộc. Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội và kinh tế hiện đại đang dần làm mai một những giá trị truyền thống. Chị Rơmah H’Tuyết ấp ủ ước mơ được kết hợp với Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Phú Thiện nơi chị đang công tác được mở lớp truyền dạy là nghề, truyền lại những kiến thức, kỹ năng cho các con em đồng bào DTTS. Ước mơ của chị là thấy các bạn trẻ trong cộng đồng Jrai hiểu và yêu nghề thêu thổ cẩm, không chỉ để bảo tồn văn hóa dân tộc mà còn để phát triển nghề nghiệp, nâng cao đời sống. Chị hy vọng những sản phẩm thổ cẩm sẽ không chỉ còn là đồ vật truyền thống, mà có thể trở thành sản phẩm mang tính thương mại, giúp nâng cao giá trị kinh tế cho cộng đồng. Với những ai gắn bó với nghề may thổ cẩm và các nghề thủ công truyền thống, nhìn thấy thế hệ trẻ mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ hội là một sự tiếp nối đầy ý nghĩa, là minh chứng cho thấy những nỗ lực gìn giữ, truyền đạt văn hóa đã không bị lãng quên. Niềm vui ấy không chỉ là niềm vui cá nhân mà còn là niềm vui chung của cả cộng đồng, khi giá trị văn hóa và truyền thống tiếp tục được bảo tồn và phát triển qua các thế hệ.
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.