El Nino khiến khí hậu ở Đông Nam Á khắc nghiệt hơn

01/10/2019 11:07 Tác động môi trường
Theo các nhà khoa học khí hậu, hiện tượng El Nino đang gây ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến khu vực Đông Nam Á, khiến mùa khô trở nên khắc nghiệt. 
Nhìn lại các Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi Khí hậu Khói mù độc hại vẫn ảnh hưởng nặng nề tới Malaysia "Công thức chết": El Nino và biến đổi khí hậu nhân tạo

Trong Báo cáo Đặc biệt về Đại dương và Địa cầu trong Biến đổi khí hậu của Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) Liên hợp quốc, các quốc gia vốn dễ bị tổn thương bởi tình hình thời tiết cực đoan như Philippines và Indonesia thậm chí sẽ phải đối mặt với mùa khô khắc nghiệt hơn do hiện tượng El Nino có dấu hiệu tăng tiến.

el nino khien khi hau o dong nam a khac nghiet hon

Một gia đình nông dân ở Bắc Cotabato (Philippines) đứng giữa cánh đồng chết khô do hạn hán. Ảnh: Greenpeace Philippines.

Hơn 100 chuyên gia đến từ 36 quốc gia trong nhóm nghiên cứu cảnh báo, khu vực Đông Nam Á sẽ phải trải qua thời tiết khô, nóng, dẫn đến hạn hán, sóng nhiệt liên tiếp khi nhiệt độ toàn cầu tăng.

Chia sẻ với trang Eco-Business, nhà khoa học khí hậu Lourdes Tibig – thành viên của Hội đồng chuyên gia Uỷ ban Biến đổi khí hậu Philippines cho biết: “Các sự kiện El Nino và La Nina cực đoan hơn sẽ khiến thời tiết ở Đông Nam Á khô hơn hoặc ẩm hơn, ngay cả khi nền nhiệt toàn cầu tăng ít hơn.”

Bà Tibig cho biết thêm, các quốc gia giáp với Thái Bình Dương như Philippines và Indonesia là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi có các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra, do vị trí địa lý bất lợi và khả năng hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn hỗ trợ.

Trong 50 năm qua, thời kỳ El Nino nghiêm trọng nhất đã khiến mùa màng tại Philippines thiệt hại tới 325 triệu USD.

Trong khí tượng học, đôi khi người ta còn gọi hiện tượng El Nino là dao động phương Nam (El Niño–Southern Oscillation). Đây là thuật ngữ để miêu tả hiện tượng nước biển nóng lên tại đại dương nhiệt đới của phần phía Đông và trung tâm Thái Bình Dương. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng hiện tượng El Nino có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.

Hiện tượng La Niña lại trái ngược với El Nino, thuộc dòng biển lạnh và làm lạnh nhiệt độ của những vùng mà nó đi qua một cách dị thường. La Nina xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El Nino.

Hai hiện tượng này xảy ra theo một chu kỳ nhất định và đan xen nhau. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, diễn biến của chúng thường xuyên nằm ngoài dự đoán của các nhà khoa học.

Báo cáo của IPCC nhấn mạnh, El Nino đã khiến các vụ cháy rừng ở Indonesia năm 2015 thêm trầm trọng, khói sinh ra trên các vùng đất than bùn bị phát tán khắp nơi, ảnh hưởng đến chất lượng không khí và sản lượng nông nghiệp trên một khu vực rộng lớn của Đông Nam Á.

Đây được xem là một bất công khi trong khu vực Đông Nam Á hầu hết là quốc gia đang phát triển, có số dân đông thứ ba thế giới. Họ không gây phát thải nhiều bằng các quốc gia giàu có hơn nhưng lại phải chịu đựng nhiều hơn từ hiện tượng nóng lên toàn cầu.

el nino khien khi hau o dong nam a khac nghiet hon
Một cánh rừng ngập mặn ở vịnh Sarangani (Mindanao, Philippines). Ảnh: Gary Lee Todd.

Để góp phần giải quyết vấn đề này, Tiến sĩ Khoa học khí hậu Laura David đưa ra ý kiến, các nước đang phát triển có thể thực hiện chiến lược trao đổi, tận dụng các khoản nợ để thúc đẩy đầu tư vào bảo tồn thiên nhiên, mở rộng diện tích rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn có khả năng tích trữ carbon gấp 4 lần so với rừng mưa nhiệt đới.

Bà David đưa ra ví dụ: “Trung Quốc – một trong những nước gây phát thải mạnh nhất châu Á có thể trả tiền cho Philippines để bảo vệ và trồng thêm rừng ngập mặn, tăng khả năng tích trữ carbon. Ngoài ra, Indonesia, Thái Lan hay Malaysia đều có hệ sinh thái tự nhiên phù hợp với chiến lược này. Tuy nhiên, trước khi thực hiện phương thức trao đổi này với nước ngoài, họ nên chủ động triển khai để giải quyết khí thải của nước mình.”

Theo bà David, bảo vệ và trồng thêm rừng ngập mặn là chiến lược “lợi đủ đường”, bên cạnh khả năng tích trữ carbon còn giúp chống xói mòn, giảm nước dâng do bão, bảo vệ an ninh lương thực, tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

Diệu Anh
Eco-Business
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động