Ngành Công Thương: Chủ động hướng tới sản xuất thông minh

07/11/2019 11:27 Tăng trưởng xanh
Trong xu thế Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, chuyển đổi số ngành sản xuất hướng tới sản xuất thông minh là quá trình phát triển tất yếu hiện nay, mỗi doanh nghiệp, đơn vị sẽ có những cách tiếp cận, kế hoạch, lộ trình và chiến lược triển khai khác nhau.
Xây dựng lộ trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

Theo ông Trần Việt Hòa - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), cần thực hiện đánh giá Bộ chỉ số đánh giá cho công nghiệp thông minh mang tính định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất trong tiến trình số hóa hoạt động của mình. Điều này là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Kết quả đánh giá sẽ cung cấp một bức tranh toàn diện về hiện trạng doanh nghiệp so với các yêu cầu phát triển sản xuất thông minh; đồng thời là thông tin đầu vào quan trọng hỗ trợ đơn vị tư vấn đưa ra phương án toàn diện và lộ trình hay cách đi phù hợp cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Kết quả đánh giá cũng là cơ sở quan trọng trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp hướng tới sản xuất thông minh.

Nghiên cứu của Bộ Công Thương thời gian qua cho thấy, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã tiến hành xây dựng Bộ chỉ số đánh giá về mức độ sẵn sàng với công nghiệp 4.0 cho các doanh nghiệp. Cụ thể, là: Singapore xây dựng Bộ chỉ số về mức độ sẵn sàng về sản xuất thông minh (Smart Industry Readiness Index) do tổ chức đánh giá chứng nhận quốc tế TUV SUV xây dựng; Indonesia có Industry 4.0 Readiness Index (INDI 4.0);... Hiệp hội Kỹ thuật Cơ khí của Đức (VDMA) đã phát triển bộ công cụ đánh giá online: Smart Industry 4.0 Readiness Online self - Check; PWC đã phát triển bộ công cụ The Industry 4.0/Digital Operations Self Assessment; Tổ chức năng suất của Đài Loan (Ibench4.0); Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế có Tiêu chuẩn ISA95 - Enterprise - Control System Intergration; ... Như vậy, mỗi quốc gia và tổ chức, tùy thuộc vào mục tiêu và đối tượng áp dụng để xây dựng một Bộ chỉ số phù hợp.

nganh cong thuong chu dong huong toi san xuat thong minh
Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới sản xuất thông minh.

Xây dựng Bộ chỉ số của riêng Việt Nam là rất cần thiết. Tuy nhiên, thay vì bắt đầu xây dựng một Bộ chỉ số hoàn toàn mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ ưu tiên việc thử nghiệm áp dụng những bộ chỉ số và công cụ hiện có. Bộ chỉ số này khi áp dụng vừa phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam,vừa tương tích, tương đồng với các tiêu chuẩn của các quốc gia, tổ chức quốc tế.

Từ năm 2018, Bộ Công Thương đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tiến hành điều tra, khảo sát về mức độ sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 của doanh nghiệp ngành Công Thương. Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đang hợp tác với Tập đoàn Siemens, Hội đồng phát triển kinh tế Singapore (Economic Development Board – EDB) và một số đối tác khác, thử nghiệm áp dụng Bộ chỉ số Smart Industry Readiness Index của Singapore trên diện rộng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực khác nhau. Tiếp sau đó là đánh giá và điều chỉnh những điểm chưa hợp lý để đảm bảo tính phù hợp của các Bộ chỉ số này đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp cận với cuộc CMCN4.0, hướng tới sản xuất thông minh, như: Cung cấp thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số; kết nối doanh nghiệp với các đơn vị tư vấn, nhà cung cấp công nghệ, giải pháp có uy tín, chất lượng và phù hợp với đặc thù, yêu cầu của các ngành, lĩnh vực; hoặc hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ các doanh nghiệp, dự án có tính chất tiên phong trong một số lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.

Hàng năm, Bộ Công Thương dành một phần ngân sách thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các Dự án, Chương trình, Đề án khoa học công nghệ, nhằm tạo ra những mô hình điểm, thành công để minh chứng cho hiệu quả đầu tư, đổi mới công nghệ mang lại, dẫn dắt hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp khác trong ngành. Các doanh nghiệp được ưu tiên lựa chọn sẽ tập trung trong các ngành công nghiệp chủ lực, ưu tiên phát triển của ngành Công Thương trong giai đoạn tới, sự phát triển của ngành/lĩnh vực có khả năng lan tỏa, tạo ra sự phát triển của các ngành/lĩnh vực khác.

Với định hướng của Đảng và Chính phủ trong việc nâng cao năng lực tiếp cận với cuộc CMCN4.0 của doanh nghiệp, việc chủ động tham gia và tận dụng cơ hội từ cuộc CMCN4.0 trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tiếp cận với nhiều chính sách ưu đãi minh bạch, công bằng và cởi mở hơn nữa.

Quang Minh
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động