Nhiên liệu hóa thạch vẫn chưa giảm sự thống trị, dù năng lượng tái tạo tăng trưởng kỷ lục
Khói bụi từ nhà máy điện than. (Ảnh minh họa) |
Năm ngoái được đánh dấu bằng sự hỗn loạn trên thị trường năng lượng sau khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra, làm giá khí đốt và than gia tăng mạnh lên mức kỷ lục ở châu Âu và châu Á.
Cũng theo trang Reuter, vấn đề nhu cầu về các sản phẩm dầu, khí đốt và than đá vẫn đang đáp ứng phần lớn nhu cầu về năng lượng trong năm 2022, cho dù công suất năng lượng tái tạo cũng tăng mạnh nhất từ trước đến nay với tổng cộng 266 gigawatt, trong đó năng lượng mặt trời đứng đầu, tiếp theo là năng lượng gió.
Theo ông Juliet Davenport, chủ tịch Viện Năng lượng ngành công nghiệp toàn cầu có trụ sở tại Vương quốc Anh, cho biết: "Mặc dù năng lượng gió và mặt trời trong lĩnh vực năng lượng tăng trưởng mạnh hơn nữa, nhưng tổng lượng phát thải khí nhà kính liên quan đến năng lượng toàn cầu lại tăng trở lại".
"Nó vẫn đang đi theo hướng ngược lại với yêu cầu của Thỏa thuận Paris."
Các nhà khoa học cũng cho rằng, thế giới cần cắt giảm khoảng 43% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 so với mức của năm 2019 để có hy vọng đạt được mục tiêu của Thỏa thuận Paris về việc giữ cho nhiệt độ tăng lên dưới 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Nhà máy sản xuất điện mặt trời. (Ảnh minh họa) |
Dưới đây là một số điểm nổi bật trong năm 2022:
SỰ TIÊU THỤ Nhu cầu năng lượng sơ cấp toàn cầu tăng khoảng 1%, chậm lại so với mức 5,5% của năm trước, nhưng nhu cầu vẫn cao hơn khoảng 3% so với mức trước đại dịch COVID-19 vào năm 2019. Tiêu thụ năng lượng tăng ở mọi nơi từ châu Âu, bao gồm cả Đông Âu. Năng lượng tái tạo, không bao gồm thủy điện, chiếm 7,5% mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu, cao hơn khoảng 1% so với năm trước. Tỷ lệ nhiên liệu hóa thạch trong tiêu thụ năng lượng toàn cầu vẫn ở mức 82%. Sản lượng điện tăng 2,3%, chậm lại so với năm trước. Năng lượng gió và mặt trời đã tăng lên mức kỷ lục chiếm 12% sản lượng điện, một lần nữa vượt qua năng lượng hạt nhân, khi năng lương hạt nhân giảm 4,4% và đáp ứng 84% tăng trưởng nhu cầu điện ròng. Tỷ trọng của than trong sản xuất điện vẫn chiếm ưu thế, ở mức khoảng 35,4%. |
DẦU MỎ Tiêu thụ dầu tăng 2,9 triệu thùng mỗi ngày lên 97,3 triệu thùng/ngày, với tốc độ tăng trưởng chậm lại so với năm trước. So với mức trước Covid năm 2019, mức tiêu thụ dầu thấp hơn 0,7%. Hầu hết tăng trưởng nhu cầu dầu đến từ nhu cầu phục hồi đối với nhiên liệu máy bay và các sản phẩm liên quan đến động cơ diesel. Sản lượng dầu tăng 3,8 triệu thùng/ngày, với phần lớn đến từ các thành viên OPEC và Hoa Kỳ. Nigeria chứng kiến sự sụt giảm lớn nhất. Công suất lọc dầu tăng 534.000 thùng/ngày, chủ yếu ở các nước ngoài OECD. |
KHÍ TỰ NHIÊN Trong bối cảnh giá khí đốt kỷ lục ở châu Âu và châu Á, nhu cầu khí đốt toàn cầu giảm 3% nhưng vẫn chiếm 24% mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp, thấp hơn một chút so với năm trước. Sản lượng khí ổn định hàng năm. Sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng 5% lên 542 tỷ mét khối, tốc độ tương tự như năm trước, với phần lớn tăng trưởng đến từ Bắc Mỹ và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Châu Âu chiếm phần lớn tăng trưởng nhu cầu LNG, tăng nhập khẩu lên 57%, trong khi các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Nam và Trung Mỹ giảm mua. Nhật Bản thay thế Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới. |
Nhà máy sản xuất điện gió. (Ảnh minh họa) |
THAN Giá than chạm mức kỷ lục, tăng 145% ở châu Âu và 45% ở Nhật Bản. Tiêu thụ than tăng 0,6%, mức cao nhất kể từ năm 2014, chủ yếu do nhu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ, trong khi tiêu thụ ở Bắc Mỹ và châu Âu giảm. Sản lượng than cao hơn 7% so với năm trước, với Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia chiếm phần lớn mức tăng trưởng. |
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Tăng trưởng năng lượng tái tạo, không bao gồm thủy điện, giảm nhẹ xuống 14% nhưng công suất năng lượng mặt trời và gió vẫn cho thấy mức tăng kỷ lục 266 gigawatt, trong đó năng lượng mặt trời chiếm phần lớn. Trung Quốc đã phát triển nhiều năng lượng mặt trời và gió nhất. |
KHÍ THẢI Lượng khí thải liên quan đến năng lượng toàn cầu, bao gồm các quy trình công nghiệp và đốt cháy, đã tăng 0,8%, đạt mức cao mới là 39,3 tỷ tấn CO2 tương đương. |
KHOÁNG SẢN Giá lithium cacbonat tăng 335%. Giá coban đã tăng 24%. Sản xuất lithium và coban tăng 21%. |