Nhiều giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa
5 nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương |
Dùng chai nhựa đã qua sử dụng để trồng cây tại nhà |
Tái sử dụng là biện pháp đang được rất nhiều cơ quan môi trường khuyến khích và khuyên người dân nên làm. Việc này sẽ hạn chế phần nào rác thải nhựa bị thải ra môi trường. Thay vì dùng một lần và vất đi, người dân có thể sử dụng sản phẩm đó cho những mục đích khác, vừa tiết kiệm vừa giúp bạn thỏa sức sáng tạo. Ví dụ như, chai nhựa sau khi sử dụng xong có thể tái sử dụng để đựng nước, bột giặt, nước rửa bát,...; hoặc tái sử dụng đồ nhựa, chai nhựa làm đồ trang trí như: ống cắm bút, chậu hoa,… Việc tái chế này hoàn toàn đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Phân loại rác thải từ đầu nguồn để tái chế. Nhiều người hiện vẫn có một thói quen đó là để chung các loại rác thải với nhau thay vì phân loại rác thải. Việc để chung này gây khó khăn cho nhân viên môi trường khi thu gom rác thải nhựa, gây tốn kém thêm thời gian cho việc phân loại rác trước khi xử lý, mặt khác nó còn làm cho rác thải nhựa bị lẫn, bị bẩn và có thể phải chôn hoặc đốt gây nên những tác động xấu đến môi trường. Vì thế, việc phân loại rác thải là rất cần thiết để tái chế, xử lý hiệu quả nhất.
Hạn chế việc đốt rác thải nhựa tại nhà. Bởi việc đốt rác thải nhựa mang đến rất nhiều nguy hại. Trong chất thải nhựa có một hàm lượng lớn carbon và hidro, khi đốt sẽ tạo ra những chất độc nguy hiểm cho con người, có thể gây ra bệnh: giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và thậm chí là ung thư. Ngoài ra, những hợp chất hữu cơ bay hơi như VOCs, dioxin, furan có trong quá trình đốt rác thải nhựa cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng không khí. Về lâu dài sẽ có khả năng gây ảnh hưởng tới tầng ozone.
Việc đốt rác thải nhựa không đúng quy trình tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Do vậy, việc đốt rác thải tại nhà là không nên, các hộ gia đình nên hạn chế đốt rác thải hay chôn lấp mà hãy phân loại và thu gom và chuyển cho đơn vị xử lý.