Phát triển các khu công nghiệp sinh thái, bảo vệ môi trường
|
Hình ảnh tại hội thảo
Theo Viện Chiến lược chính sách TN&MT, khái niệm KCN sinh thái được nhiều nước trên thế giới và khu vực triển khai. Trong đó, nhìn nhận hệ thống KCN không phải là các thực thể riêng rẽ mà là một tổng thể các hệ thống liên quan giống như hệ thống sinh thái và loại trừ khái niệm “chất thải” trong sản xuất công nghiệp hướng đến phát thải bằng 0. Trong quản lý chất thải công nghiệp, mô hình KCN sinh thái mang lại kết quả tốt, hướng tiếp cận quản lý chất thải công nghiệp hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế và môi trường. Đây là hướng tiếp cận khả thi trong thực tiễn của Việt Nam. Tuy nhiên, cần các chính sách đồng bộ, quy hoạch, các cơ chế hỗ trợ hạ tầng, tài chính. Cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cơ quan quản lý để mô hình KCN sinh thái có thể triển khai rộng và hiệu quả theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về KCN và Khu kinh tế.
Trong nước có một số nghiên cứu và dự án thí điểm về mô hình KCN sinh thái như: nghiên cứu về khả năng ứng dụng mô hình KCN thân thiện môi trường tại các KCN Biên Hòa 1 và Biên Hòa 2; dự án “Triển khai sáng kiến KCN sinh thái hướng tới mô hình KCN bền vững tại Việt Nam” do Bộ KH&ĐT, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc thực hiện. Tuy nhiên, để thực hiện tốt hơn các yêu cầu của Nghị định số 82/2018/NĐ-CP, cần tiếp tục các hoạt động nghiên cứu đánh giá, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp, các tổ chức triển khai có hiệu quả các nội dung của mô hình này. Ngoài ra, hướng đến tiếp cận mới về “tuần hoàn chất thải” trong đầu tư thay đổi công nghệ xử lý, tái sinh và tuần hoàn chất thải. Các quy định và hướng dẫn liên quan đến coi chất thải là “nguồn tài nguyên” đầu vào của nền kinh tế. Như vậy, đặt ra những yêu cầu mới với vai trò quản lý của các Ban quản lý KCN, sự tham gia ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các doanh nghiệp.
Theo ông Phạm Hồng Điệp, TGĐ KCN Nam Cầu Kiền, lợi ích phát triển KCN sinh thái mang lại là động lực phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, thu hút đầu tư, tạo việc làm mới trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ; tạo điều kiện hợp tác và quan hệ với cơ quan nhà nước trong thiết lập chính sách, luật thích hợp. Theo ông Phạm Văn Mợi, Trưởng BQL Khu kinh tế Hải Phòng: Các KCN, khu kinh tế của Hải Phòng thu hút một số dự án của các Tập đoàn kinh tế lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông. Các dự án sử dụng thiết bị, công nghệ hiện đại, tiêu thụ ít năng lượng, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao.
Hiện nay, các KCN hoạt động tại TP Hải Phòng đang chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, đưa vào vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo các quy chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.Trong đó, KCN Nomura là KCN tiêu biểu trong công tác bảo vệ môi trường. Cộng sinh công nghiệp trong KCN là hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp trong một KCN hoặc với doanh nghiệp trong các KCN khác. Qua đó, tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra như: nguyên vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu... trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua hợp tác, các doanh nghiệp hình thành mạng lưới trao đổi các yếu tố phục vụ sản xuất, sử dụng chung hạ tầng và các dịch vụ phục vụ sản xuất, cải thiện quy trình công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.