Thái Nguyên: Đảm bảo an toàn trong ứng dụng năng lượng nguyên tử

12/12/2023 16:26 Phục vụ yêu cầu BVMT khác
Những năm gần đây, việc ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phát triển kinh tế - xã hôi đã được tỉnh Thái Nguyên tích cực triển khai; vấn đề an toàn môi trường, an toàn bức xạ cũng được cơ quan chức năng địa phương chú trọng quản lý.
Thái Nguyên: Đảm bảo an toàn trong ứng dụng năng lượng nguyên tử
Ông Hoàng Đức Vỹ, Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thái Nguyên

Đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử

Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phát triển kinh tế - xã hôi, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết số 149/NQ-HĐND ngày 12/8/202 về Chương trình ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025; Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 3459/QĐ-UBND ngày 05/11/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025. Với mục tiêu, ứng dụng rộng rãi và phát huy hiệu quả năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh tiếp cận, chuyển giao công nghệ và ứng dụng năng lượng nguyên tử trong bảo vệ sức khỏe, nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm; đảm bảo an toàn, an ninh bức xạ và hạt nhân trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, tài nguyên và môi trường,... Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng đã ban hành Quyết định phê duyệt 06 quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ và Quyết định về việc công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân cũng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở.

Đảm bảo an toàn bức xạ

Sau 02 năm thực hiện các nghị quyết, quyết định về ứng dụng năng lượng nguyên tử, một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đã được triển khai, góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, rõ nhất là việc phục vụ chẩn đoán và điều trị chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân (X-quang); công tác đảm bảo an toàn, an ninh (Soi chiếu); vấn đề nâng cao năng lực quản lý; nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm;… công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn các quy định về an toàn bức xạ, pháp quy hạt nhân, quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử luôn được quan tâm; bước đầu hình thành đội ngũ chuyên gia có khả năng làm chủ các kỹ thuật ứng dụng năng lượng nguyên tử tại các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở bức xạ trên địa bàn, đảm bảo an toàn, an ninh nguồn phóng xạ, ứng phó tốt với các sự cố bức xạ xảy ra. Ngoài ra, Thái Nguyên đã xây dựng được kế hoạch, chương trình, hành lang pháp lý trong việc thúc đẩy ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Hoàng Đức Vỹ, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết: Công tác quản lý an toàn bức xạ hạt nhân luôn được Sở chú trọng thực hiện, thông qua các hoạt động kiểm tra, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn bức xạ tại các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang và một số đơn vị khác trên địa bàn toàn tỉnh, đảm bảo 100% thiết bị liên quan đến bức xạ hạt nhân được quản lý theo đúng quy trình, quy định. Trong quá trình quản lý, Sở còn đề nghị các cơ sở tiến hành công việc bức xạ trên địa bàn thường xuyên báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ tại cơ sở theo mẫu báo cáo đề ra; thường xuyên tổ chức các hội thảo về năng lượng nguyên tử, ứng dụng và an toàn để các nhà khoa học, nhà quản lý, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hiểu đúng, thực hiện chính xác.

….

Với việc tích cực ứng dụng năng lượng nguyên tử vào phát triển kinh tế xã hội đi đôi với vấn đề an toàn môi trường, an toàn bức xạ được quản lý tốt. Tin rằng, việc phát triển kinh tế xã hội của Thái Nguyên những năm tới lại càng thêm đột phá, đưa Thái Nguyên sớm bứt tốc vươn lên.

Đình Hợi
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động