Thái Thụy: Cụ thể hóa công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

08/06/2023 18:46 Địa phương
Trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, vấn đề môi trường luôn rất quan trọng, được các địa phương tích cực thực hiện. Các cấp chính quyền và người dân huyện Thái Thụy đã từng bước cụ thể hóa nhiệm vụ bảo vệ môi trường, đưa khu vực nông thôn ngày thêm sáng, xanh, sạch, đẹp.

Kết quả tích cực

Thái Thụy là huyện ven biển nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình. Sau khi sáp nhập một số xã (Theo Nghị quyết số 892/NQ-UBTVQH14, ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ), tới nay, toàn huyện có 36 xã, thị trấn.

Thái Thụy: Cụ thể hóa trong bảo vệ môi trường
Một góc nông thôn ở xã Thụy Liên (Thái Thụy) hôm nay

Trong xây dựng nông thôn mới, tính đến tháng 12/2019, toàn huyện có 100% các xã cán đích nông thôn mới; huyện cũng đã được công nhận là huyện nông thôn mới. Với phương châm, xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc, Thái Thụy tiếp tục thực hiện Chương trình với quan điểm không ngừng nâng cao chất lương các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đến nay, toàn huyện đã có 05 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo quy định của giai đoạn 2010-2020, gồm các xã: Thụy Chính, Thụy Liên, Thụy Ninh, Thụy Duyên, Thụy Thanh. Đặc biệt, huyện còn là địa phương có xã đầu tiên đạt nông nông thôn mới nâng cao của tỉnh (tháng 8/2020, Thụy Chính là xã đầu tiên được UBND tỉnh Thái Bình công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao). Không chỉ có vậy, hiện xã Thụy Chính còn có 3/3 thôn xây dựng thành công mô hình nhà văn hóa thôn kiểu mẫu.

Thái Thụy: Cụ thể hóa trong bảo vệ môi trường
Thôn nông thôn mới kiểu mẫu ở Thụy Chính (Thái Thụy) luôn có nhiều hoạt động

Rõ ràng trong bảo vệ môi trường

Ông Lê Nguyên Hoài, Phó Chủ tịch UBND huyện, bộc bạch: Xây dựng nông thôn thân thiện với môi trường là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Nhận thức rõ điều ấy, Thái Thụy rất quyết liệt và phân định rõ ràng trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Thái Thụy: Cụ thể hóa trong bảo vệ môi trường
Đại đa số nơi xử lý rác sinh hoạt ở các xã của huyện Thái Thụy vẫn luôn luôn hoạt động

Đối với sản xuất nông nghiệp: Chúng tôi đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng các loại hóa chất. Áp dụng công nghệ vi sinh để xử lý phụ phẩm nông nghiệp, hạn chế đốt rơm rác sau thu hoạch, vừa tạo nguồn phân bón hữu cơ, vừa góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.

Đối với chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm: Huyên đã quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư; đã xây dựng khu giết mổ tập trung; thực hiện tiêu hủy gia súc, gia cầm bị dịch bệnh, đảm bảo đúng quy định của cơ quan chuyên môn.

Đối với khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản: Tập trung xây dựng các mô hình tạo sinh kế cho người dân khu vực ven biển, rừng ngập mặn; tuyên truyền để nhân dân tuân thủ các quy định của nhà nước trong khai thác và nuôi trồng thủy sản nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ các loại hải sản quý hiếm.

Đối với bảo vệ môi trường nông thôn: Huyện cũng đã thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn công nghiệp tập trung; hỗ trợ kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt; khuyến khích hoạt động phân loại rác tại nguồn; thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, làng nghề; tuyên truyền vận động người dân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; tích cực tham gia các hoạt động xã hội hóa về bảo vệ môi trường,…

Thái Thụy: Cụ thể hóa công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới
Hoạt động dọn vệ sinh định kỳ của Hội phụ nữ xã Thụy Chính

Cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp

Để hoàn thành các mục tiêu đến năm 2025, đặc biệt là việc xây dựng 03 xã ( Thái Thịnh, Thái Đô và Thái Dân) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. thiết nghĩ, Thái Thụy cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, như:

Một là: Tiếp tục phát huy nội lực, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, tập trung đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và dịch chuyển cơ cấu, nâng cao hiệu quả nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân.

Hai là: Thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa – xã hội; nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; phát triển mạnh hoạt động thương mai dịch vụ, du lịch đặc thù, thế mạnh của huyện, như: du lịch biển, phát triển các sản phẩm du lịch đô thị gắn với sự kiện lễ hội văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái biển kết hợp du lịch tham quan cảnh quan rừng ngập mặn.

Ba là: Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng; thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh chính trị, phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, an ninh khu vực biên giới biển, trật tự an toàn xã hội.

Bốn là: tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và người đứng đầu; tăng cường kiểm tra, giám sát các lĩnh vực: Kinh tế, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, chế độ chính sách…; bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, giám sát ở cơ sở để từng bước đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Năm là: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả, ý thức trách nhiệm trong quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; tiếp tục thực hiện đồng bộ nội dung chương trình cải cách, giảm bớt thủ tục hành chính; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lương hiệu quả công tác vận động quần chúng.

Đình Hợi
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động