Thủ tướng chỉ thị tăng cường chấp hành pháp luật tố tụng hành chính

19/11/2019 14:48 Tăng trưởng xanh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Chỉ thị số 26/CT-TTg về việc tăng cường chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính.
Thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 6 thủ tục hành chính Bộ Công Thương chỉ tiếp nhận hồ sơ online Dự thảo Nghị định Quy định về thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
thu tuong chi thi tang cuong chap hanh phap luat to tung hanh chinh

Ngày 25/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Tố tụng hành chính năm 2015; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án không thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Sau 3 năm triển khai thực hiện, tình hình chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước đã có những chuyển biến và đạt được những kết quả nhất định; công tác theo dõi thi hành án hành chính của Hệ thống Thi hành án dân sự đã được triển khai, từng bước đi vào nền nếp.

Tuy nhiên, tình hình chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước vẫn còn những tồn tại, hạn chế, điển hình là việc không ít các vụ kiện người đại diện không tham gia phiên Tòa theo triệu tập của Tòa án; số lượng bản án hành chính đã có hiệu lực chưa được thi hành ngày càng tăng qua các năm.

Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Tố tụng hành chính năm 2015, Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ và kiến nghị sau giám sát của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về công tác chấp hành pháp luật tố tụng hành chính, thi hành án hành chính; khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính ở bộ, ngành, địa phương thuộc phạm vi quản lý.

Thi hành, chỉ đạo thi hành nghiêm túc và dứt điểm các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật; khắc phục ngay tình trạng tồn đọng các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được thi hành. Đối vối các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành trước ngày 1/7/2016, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Kế hoạch chỉ đạo, tổ chức thi hành dứt điểm vụ việc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 30/3/2020.

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính; xử lý nghiêm trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có vi phạm trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính theo quy định của Luật Tố tụng hành chính, Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ và pháp luật khác có liên quan.

Nâng cao chất lượng, đảm bảo việc ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính tuân thủ đúng quy định của pháp luật, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh khiếu kiện như đất đai, xây dựng, xử lý vi phạm hành chính; chủ động kiểm tra, rà soát, xử lý kịp thời các sai phạm trong việc ban hành, thực hiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, coi công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, giải quyết dứt điểm những vướng mắc của công dân, tổ chức đối với những quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền trong bộ máy hành chính nhà nước.

Tăng cường tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giúp Chính phủ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính; xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch thống kê, theo dõi, tổng kết công tác thi hành án hành chính để báo cáo Chính phủ.

Bộ Tư pháp tăng cường tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành về chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý nghiêm trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có vi phạm trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính.

Đồng thời chỉ đạo hệ thống thi hành án dân sự theo dõi 100% bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính có nội dung theo dõi do Tòa án chuyển giao; phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức đăng tải công khai thông tin người phải thi hành án không chấp hành án hành chính theo quy định. Tăng cường đạo tạo, bồi dưỡng trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ Chấp hành viên để nâng cao chất lượng theo dõi việc thi hành án hành chính.

Thanh tra Chính phủ tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tập trung đối với những địa phương có khiếu kiện hành chính phức tạp, số lượng án hành chính phải thi hành lớn.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ bổ sung tiêu chí về chất lượng ban hành các quyết định hành chính, thực hiện các hành chính hành chính; hoàn thành nghĩa vụ thi hành các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính trong việc xét thi đua, khen thưởng, đánh giá, phân loại, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý trong các bộ, ngành và UBND các cấp.

Tăng cường kiểm tra hoạt động công vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp theo quy định của pháp luật nhằm kịp thời phán hiện, chấn chỉnh những sai phạm, góp phần hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo, khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đã có hiệu lực thi hành; hướng dẫn thống nhất việc ra quyết định buộc thi hành án hành chính trong hệ thống Tòa án.

Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động