Trung Tâm Y tế huyện Tháp Mười: Nỗ lực vì sức khoẻ người bệnh
Trong năm 2020, trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid- 19, TTYT huyện Tháp Mười đã triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và quyết định thành lập 02 đội đáp ứng nhanh phối hợp với đội cấp cứu Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười để điều trị, cách ly kịp thời cho những người mắc Covid-19. Duy trì việc phân công cán bộ chuyên môn trực khám sàng lọc, phân loại, phân luồng, kiểm soát triệt để người bệnh tới khám chữa bệnh. Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn phòng, chống, giám sát, cách ly, điều trị dịch bệnh cho toàn thể cán bộ viên chức của TTYT. Triển khai thực hiện tốt việc khai báo sức khỏe toàn dân; thống kê, lập danh sách tất cả trường hợp từ vùng có dịch, đi qua vùng có dịch trở về địa phương để theo dõi sức khỏe.
Theo như chia sẻ của ông Nguyễn Phong Thương - Giám đốc Trung tâm cho biết “Khi có dịch, chúng tôi chỉ đạo cho các khoa phòng, Trạm Y tế các xã tổ chức hướng dẫn người dân thay đổi thói quen trong thời gian có dịch; cách phòng, chống bệnh dịch; biện pháp cách ly, biện pháp nâng cao thể lực, sức đề kháng; đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước khử khuẩn, vệ sinh cá nhân...”. |
Trung tâm còn phun hóa chất khử trùng, tiêu độc nhiều đợt tại các trường học, cơ quan nhà nước, chợ Tháp Mười, khu vực bến xe, Lễ hội Gò Tháp...; Khám sàng lọc, đo thân nhiệt cho học sinh của các điểm trường nhập học trở lại để phục vụ tốt cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10, kỳ thi tốt nghiệp THPT trong phạm vi toàn huyện.
Để hạn chế tình hình các loại dịch bệnh khác có thể phát sinh lây lan trên địa bàn huyện, Trung tâm đã tổ chức công tác phòng chống dịch cho các bệnh như: Sốt xuất huyết; Bệnh tay chân miệng; sởi; viêm hô hấp cấp do virus Cúm A (H1N1), A (H7N9) và SARS; Viêm não do virus; thủy đậu; Bệnh đau mắt đỏ; Quai bị; Viêm gan virus; Viêm gan virus; Liệt mềm cấp nghi ngờ BL; Các bệnh đường ruột (tiêu chảy)... và tiêm chủng mở rộng. Qua đó đã có 9 ca sốt rét được Trung tâm cấp thuốc điều trị dự phòng; Hơn 90% trẻ em được tiêm viêm não Nhật bản B mũi 2 và mũi 3; 95% trẻ em tiêm Sởi mũi 1, mũi 2 cho nên trong năm 2020 không có trường hợp nào mắc các bệnh này.
Kỷ niệm 64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam |
Với 08 Khoa chuyên môn và 03 Phòng chức năng nhưng tập thể cán bộ nhân viên y tế nơi đây luôn nỗ lực hết mình, khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, hội đoàn thể để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Tỷ lệ dịch bệnh trên địa bàn huyện đã giảm dần qua các năm, cụ thể: Tổng số bệnh nhân điều trị bệnh da là 1.192 lượt, giảm 110 lượt so với cùng kỳ; Tỷ lệ bệnh nhân mắc viêm họng năm 2019 là 2.544 ca đến năm 2020 giảm xuống còn 1.452 ca; Viêm phổi từ 32 ca giảm còn 15 ca; Bệnh nhân bị Sốt xuất huyết từ 268 ca giảm còn 105 người; Bệnh tay chân miệng từ 490 ca giảm còn 171ca; Trong năm 2020 không ai mắc bệnh đau mắt đỏ, bệnh viêm hô hấp cấp do virus Cúm A (H1N1), A (H5N1), A (H7N9) và SARS...
Để nâng cao sức khoẻ cho người dân trên địa bàn, Trung tâm đã tổ chức chương trình phòng chống đái tháo đường; phòng chống tăng huyết áp; sức khỏe tâm thần cộng đồng; Chương trình PCRL thiếu I ốt bằng nhiều hình thức khác nhau như duy trì theo dõi, quản lý, tư vấn đối tượng tiền đái tháo đường, đái tháo đường và người có yếu tố nguy cơ tại Trạm Y tế; Tổ chức tuần lễ toàn dân đo huyết áp cho 1.965 người bệnh của 13 xã, thị trấn; Tiếp tục duy trì khám và cấp phát thuốc cho bệnh nhân tâm thần và động kinh; Tăng cường công tác truyền thống giáo dục sức khoẻ nhằm duy trì và nâng cao hiểu biết của người dân về lợi ích của việc sử dụng muối Iốt và tác hại của thiếu Iốt đến đời sống con người. Phối hợp với Sở Y tế và Bệnh Viện Phục Hồi Chức Năng khám cho bệnh nhân nhiễm chất độc Dioxin là 125 người và tập huấn cho người chăm sóc bệnh nhân nhiễm chất độc Dioxin là 150 người.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Trung tâm cũng rất quan tâm đến quá trình thu gom, lưu trữ, xử lý chất thải y tế nhằm xây dựng một môi trường làm việc sạch sẽ, chuyên nghiệp. Hàng năm, Trung tâm đều tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên về quy trình thu gom, phân loại chất thải y tế, trong những năm qua các chất thải y tế tại Trung tâm đều được phân loại rõ ràng, đảm bảo ngay từ khi phát sinh giúp quá trình lưu trữ, xử lý chất thải dễ dàng hơn. Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Tháp Mười cũng là đơn vị đầu mối thu gom rác thải y tế nguy hại của 13 trạm y tế các xã, thị trấn trên địa bàn huyện và bàn giao cho Bệnh viện Phổi Đồng Tháp xử lý. Trung tâm đã trang bị đầy đủ xe chuyên dụng cũng như dụng cụ chứa đựng đảm bảo trong quá trình vận chuyển.
Nhờ triển khai thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp và chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện Tháp Mười luôn được kiểm soát tốt. Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, nhờ tính chủ động, sẵn sàng, quyết liệt được đặt lên hàng đầu và sự quan tâm của lãnh đạo huyện, các cơ quan chức năng trên địa bàn, Trung tâm Y tế huyện Tháp Mười sẽ ngày càng thực hiện tốt hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới./.
Kim Nguyên
Tin mới
Kế hoạch chuyển đổi công nghệ lạnh xanh và môi chất lạnh tự nhiên đối với phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Nghiên cứu thị trường và tình hình sử dụng thiết bị và môi chất lạnh của phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.