Việt Nam nhận được gói hỗ trợ chuyển đổi xanh của nhóm đối tác quốc tế từ Châu Âu
Thủ tướng CP Phạm Minh Chính và Thủ tướng Alexander De Croo chứng kiến lễ ký Ý định thư hợp tác giữa Bộ TN&MT và Bộ Biển Bắc của Vương quốc Bỉ |
Theo đó, chương trình đưa ra bốn mục tiêu bao gồm: Thứ nhất, đưa thời điểm đạt đỉnh phát thải khí nhà kính dự kiến ở Việt Nam từ năm 2035 thành năm 2030. Thứ hai, giảm phát thải đỉnh của ngành điện tối đa là 30% đến năm 2030, tức từ 240 triệu tấn CO2 xuống 170 triệu tấn CO2. Thứ ba, giảm công suất điện than của Việt Nam từ 37 GW theo kế hoạch hiện tại xuống còn 30,2 GW. Thứ tư, đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo, để năng lượng tái tạo chiếm 47% tổng lượng điện được tạo ra đến năm 2030 (so với tỷ trọng hoạch định hiện nay là 36%).
Thực hiện thành công bốn mục tiêu trên sẽ giúp Việt Nam giảm phát thải khoảng 500 triệu tấn khí nhà kính từ giờ đến năm 2035 nhóm đối tác quốc tế cam kết huy động 15,5 tỷ USD từ nguồn tài chính công và tư nhân trong 3-5 năm để hỗ trợ Việt Nam đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Theo thông báo của Chính phủ Anh, nhiều nhà lãnh đạo đã gửi lời chúc mừng tới Thủ tướng Phạm Minh Chính và Việt Nam. Thủ tướng Vương quốc Anh Rishi Sunak nhấn mạnh: "Mô hình JETP là nhân tố thay đổi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, sử dụng viện trợ quốc tế để khơi thông hàng tỷ đôla tài chính tư nhân. Đầu tư mà chúng ta đang thực hiện hôm nay đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể giảm phát thải, tạo ra việc làm mới và tiếp tục tăng trưởng".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đánh giá với với thỏa thuận này, Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khuôn khổ hợp tác mới để thực hiện một quá trình chuyển dịch năng lượng công bằng, bao trùm và hướng đến năng lượng tái tạo. JETP là công cụ quan trọng để khơi thông những nỗ lực giảm phát thải mà thế giới cần trong những năm 2020.
Theo Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong 15,5 tỷ USD sẽ có khoảng 200 triệu USD là viện trợ không hoàn lại, phần còn lại là cho vay với lãi suất thấp. Trong năm 2023, Việt Nam phải làm việc với các đối tác để xây dựng và thông qua kế hoạch huy động nguồn lực.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà và các bên liên quan trong buổi ký kết thỏa thuận ngày 14/12. Ảnh: ĐSQ Anh |
Việt Nam là quốc gia thứ ba triển khai JETP được xây dựng dựa trên quan hệ đối tác cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu (PGII) của nhóm các quốc gia G7 do Vương quốc Anh khởi xướng. Trọng tâm của JETP là đảm bảo quá trình chuyển dịch khỏi nhiên liệu hóa thạch công bằng. Trước đó, theo thỏa thuận, Nam Phi nhận được gói tài chính trị giá 8,5 tỉ USD. Bên cạnh đó Indonesia cũng nhận được hỏa thuận trị giá 20 tỉ USD được công bố tại cuộc họp nhóm G20 ở Bali tháng trước.
Phạm Sinh - Trường Giang
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.