Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia
Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đo đạc và bản đồ |
Theo ông Hoàng Ngọc Lâm - Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam cho biết, mục tiêu của Đề án nhằm, xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia đồng bộ, thống nhất trong cả nước trên đất liền, vùng biển và hải đảo Việt Nam, đảm bảo được cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương phục vụ quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và thành lập hệ thống bản đồ địa hình quốc gia từ năm 2019 đến hết năm 2022. (Hình minh họa) |
Về mục tiêu cụ thể, Đề án xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia trên đất liền tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 cho khu vực đô thị, khu vực phát triển đô thị, khu chức năng đặc thù, khu vực cần lập quy hoạch phân khu và quy hoạch nông thôn, khu vực đảo, quần đảo, cửa sông, cảng biển; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:10.000 và các tỷ lệ nhỏ hơn phủ trùm phần đất liền; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình đáy biển trên vùng biển, hải đảo Việt Nam; đồng thời tăng cường năng lực trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực trong công tác cập nhật, quản lý, khai thác, vận hành cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia.
Các sản phẩm chính của Đề án gồm: (1) Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 đóng gói theo phạm vi khu đo của từng tỉnh, thành phố; (2) Bản đồ không gian 3 chiều (3D) của 18 thành phố trọng điểm; (3) Hệ thống cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình quốc gia các tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000 đóng gói theo đơn vị hành chính cấp tỉnh của 63 tỉnh, thành phố; tỷ lệ 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000 đóng gói theo vùng, lãnh thổ; (4) Bình đồ ảnh vệ tinh tỷ lệ 1:10.000 phủ trùm lãnh thổ phần đất liền; (5) Hệ thống cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và bản đồ địa hình đáy biển các tỷ lệ 1:10.000, 1:50.000, 1:100.000, 1:250.000, 1:500.000, 1:1.000.000 trên vùng biển Việt Nam; (6) Hệ thống trang thiết bị, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý, cập nhật, cung cấp, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia cho các cấp, các ngành, lĩnh vực trong cả nước, đảm bảo yêu cầu xây dựng phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia.
Theo nhận xét của Hội đồng thẩm định, Đề án mang tính chiến lược của ngành Đo đạc và Bản đồ, giúp thực hiện hóa việc sử dụng cơ sở dữ liệu nền địa lý dùng chung, thống nhất trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, làm tiền đề xây dựng hạ tầng hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia của Việt Nam trong xu thế phát triển chung của thế giới. Đề án có ý nghĩa rất quan trọng trong việc triển khai Luật Đo đạc và bản đồ, Luật Quy hoạch, mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.
Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia là tập hợp dữ liệu nền địa lý được xây dựng trong hệ tọa độ quốc gia, hệ độ cao quốc gia theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật để sử dụng thống nhất trong cả nước, gồm nhiều dữ liệu thành phần. Nghị định 27/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ |
Tin mới
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.