Bộ Tài nguyên và Môi trường kêu gọi các hoạt động làm sạch môi trường

22/05/2023 11:47 Chính sách - Pháp luật
Nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (ngày 5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6) và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành công văn kêu gọi các bộ, ngành và địa phương tổ chức các hoạt động làm sạch môi trường, chống rác thải nhựa…

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) đề nghị các địa phương đẩy mạnh phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái chế chất thải nhựa. Đặc biệt, cần thực hiện nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc tổ chức thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại nguồn. Trong đó yêu cầu mỗi tỉnh, thành cần có ít nhất một mô hình cụ thể về “chống ô nhiễm nhựa” hiệu quả tại địa phương.

Đối với bảo vệ môi trường biển, Bộ TN&MT yêu cầu 28 tỉnh, thành phố có biển trên toàn quốc cần phải có các hoạt động ra quân làm sạch bờ biển đáp ứng yêu cầu sau thời gian ra quân hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2023.

Các địa phương không để tình trạng rác thải trôi dạt bờ biển, đồng thời tổ chức khởi công, xây dựng, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích cộng đồng và phát triển bền vững kinh tế biển, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Việc lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi nilon khó phân huỷ, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề thật sự đáng báo động, đã, đang và sẽ gây thiệt hại to lớn cho môi trường sinh thái ở nước ta.

Bộ Tài nguyên và Môi trường kêu gọi các hoạt động làm sạch môi trường
Vấn đề thu gom, tái chế chất thải nhựa đã và đang được quan tâm đặc biệt (Hình minh họa)

Ngày Môi trường thế giới năm nay được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEF) phát động với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trong đó tập trung thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”. Vì vậy, mỗi địa phương cần xây dựng các mô hình, các biện pháp hiệu quả trong việc tổ chức thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển - nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.

Điều đáng nói là việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.

Hiện nay, nước ta đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa khi lượng rác thải nhựa gia tăng nhanh chóng, năm 2014 khoảng 1,8 triệu tấn/năm, năm 2016 khoảng 2,0 triệu tấn/năm và hiện nay khoảng 3,27 triệu tấn/năm được tạo ra tại Việt Nam. Khối lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới).

Bên cạnh đó, theo đánh giá của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Hằng năm, trên thế giới có khoảng 400 triệu tấn nhựa được sản xuất, một nửa trong số đó được thiết kế chỉ sử dụng một lần, ít hơn 10% được tái chế. Ước tính có khoảng 19-23 triệu tấn được thải ra hồ, sông và biển hằng năm.

Microplastic là các hạt nhựa nhỏ đi vào thức ăn, nguồn nước và không khí. Ước tính mỗi người trên hành tinh có thể phải tiếp nhận hơn 50.000 hạt nhựa mỗi năm. Nhựa dùng một lần bị vứt bỏ hoặc đốt cháy gây hại cho sức khỏe con người, gây ô nhiễm các hệ sinh thái, từ đỉnh núi đến đáy đại dương.

Những năm qua, Việt Nam đã thực thi nhiều cơ chế, chiến lược, chính sách, đề án để giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường, điển hình như Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 đã bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy cũng như khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 20/8/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Chỉ thị nêu rõ: Ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt. Mỗi năm, lượng chất thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chiến lược để giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường. Năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường, trong đó bổ sung quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa; hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy; khuyến khích sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa truyền thống. Luật này được Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các doanh nghiệp chung tay hưởng ứng./.

Trường Giang

Trường Giang
Tổng hợp
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động