Quảng Nam chủ động ứng phó với mưa lớn, rét, thời tiết nguy hiểm trên biển, nguy cơ lũ lụt, sạt lở

05/11/2024 14:00 Đa dạng sinh học và ứng phó BĐKH
Ngày 5/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh chủ động ứng phó với mưa lớn, rét do không khí lạnh tăng cường, thời tiết nguy hiểm trên biển và nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam chủ động ứng phó với mưa lớn, rét, thời tiết nguy hiểm trên biển, nguy cơ lũ lụt, sạt lở
Mưa lớn gây ngập nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh.

Những ngày qua, các địa phương trong tỉnh đã có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to, đến mưa rất to. Lượng mưa đo được trong ngày 4/11 tại một số nơi như: xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc) 236mm, xã Đại Đồng (huyện Đại Lộc) 174mm, xã Điện Hồng (thị xã Điện Bàn) 150mm, Hồ Cây Thông (huyện Quế Sơn) 150mm, xã Bình Dương (huyện Thăng Bình) 146mm, xã Tam Trà (huyện Núi Thành) 140mm.

Cảnh báo từ đêm ngày 5/11 đến ngày 7/11, các địa phương trong tỉnh sẽ còn có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông vài nơi, trong cơn dông cần đề phòng sét và gió giật mạnh; nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh phổ biến từ 20 - 22 độ C, vùng núi có nơi nhiệt độ từ 19 - 21 độ C.

Để chủ động ứng phó với mưa lớn có khả năng kéo dài trong vài ngày tới, rét do không khí lạnh tăng cường, thời tiết nguy hiểm trên biển và nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đề nghị các địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện theo các văn bản đã ban hành về chủ động ứng phó với mưa lớn trong thời gian tới.

Chiều ngày 5/11, tại thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên) đã xảy ra một trận lốc xoáy, làm hư hỏng một số hạng mục công trình của người dân và gây ngã đổ cây.
Chiều ngày 5/11, tại thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên) đã xảy ra một trận lốc xoáy, làm hư hỏng một số hạng mục công trình của người dân và gây ngã đổ cây.

Tổ chức công tác truyền thông, thông tin, hướng dẫn kịp thời đến Nhân dân biết để chủ động các biện pháp phòng chống rét, đảm bảo an toàn nhất là với người già, trẻ nhỏ, học sinh và triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, chăn nuôi.

Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương và các trường thường xuyên theo dõi, cập nhật, nắm bắt thông tin diễn biến thiên tai để chủ động triển khai công tác đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã, thành phố ven biển tiếp tục theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết nguy hiểm trên biển; thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển được biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.

Quản lý chặt chẽ việc ra biển hoạt động của các tàu, thuyền. Chủ động tổ chức công tác đảm bảo an toàn tàu thuyền (bao gồm ghe thuyền các xã bãi ngang ven biển, hoạt động gần bờ, tàu du lịch,...), các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiện và tài sản của Nhân dân vùng ven biển, trên đảo, trên các lồng bè và khu vực nuôi trồng thủy, hải sản; các tàu vận tải, hoạt động du lịch trên các đảo và ven biển.

Tổ chức trực ban và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Nguyễn Nhàn
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động