150 tổ chức môi trường kêu gọi các nước giàu tài trợ khắc phục thiên tai
Trí thức trẻ chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu Kinh tế thế giới có thể thiệt hại gần 8.000 tỉ USD do biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu và sự phát triển bền vững hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL |
Hơn 150 tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới đã kêu gọi các nước tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu 2019 (COP 25) ưu tiên tài trợ cho các quốc gia đang phải đối phó với nạn hạn hán, lũ lụt và mưa bão ngày càng trở nên tồi tệ hơn do tác động của tình trạng nóng lên toàn cầu.
Cảnh khô hạn tại trang trại ở gần Armidale, New South Wales, Australia, ngày 26/8/2019. (Ảnh: AFP/ TTXVN) |
Trong thư đề ngày 29/11 gửi tới Chủ tịch COP 25 - Bộ trưởng Môi trường Chile Carolina Schmidt, các tổ chức trên đã hối thúc các nước tham dự đạt được thỏa thuận về việc thiết lập một cơ chế tài trợ toàn diện, trong đó có xóa nợ, dành cho các quốc gia đang phát triển phải hứng chịu các thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra.
Các tác giả bức thư cho rằng các quốc gia phát triển là những nước có lượng phát thải lớn nhất, một trong những nguyên nhân khiến nhiệt độ Trái Đất tăng lên thông qua hoạt động hàng không quốc tế và việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Các tổ chức trên nêu rõ: "Nếu không có nguồn tài chính để giúp các quốc gia đối phó với những mất mát và thiệt hại do biến đổi khí hậu, những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên thế giới sẽ lún sâu vào nợ nần và nghèo đói mỗi khi hứng chịu các thảm họa khí hậu không phải do họ gây ra."
Trước đó, trong tuần này, các tổ chức môi trường cho rằng tần suất và cường độ ngày càng gia tăng của các thảm họa khí hậu, như các cơn bão tàn phá nhiều khu vực ở Mozambique trong năm nay, cho thấy sự cần thiết phải tăng cường viện trợ.
Dự báo từ nay đến năm 2030, các nước bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu có thể cần tới 300 tỉ USD để khắc phục thiệt hại do thiên tai.
Các cơn bão ở Mozambique trong năm nay đã khiến hàng triệu người rơi vào cảnh mất nhà cửa, tàn phá nhiều ngôi nhà và diện tích đất nông nghiệp. Thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 3 tỉ USD, tương đương 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Lời kêu gọi của các tổ chức môi trường được đưa ra trong bối cảnh đại diện 200 quốc gia trên thế giới đang chuẩn bị nhóm họp tại COP25 ở Madrid, Tây Ban Nha, vào tuần tới.
Hội nghị sẽ chủ yếu tập trung vào việc hoàn tất nội dung cho Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu để hiệp định có thể được triển khai năm 2021.
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.