Chùa Tây Phương - nơi lưu giữ nhiều di sản quý

03/06/2024 07:36 Văn hóa
Chùa Tây Phương là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại Việt Nam với lối kiến trúc độc đáo cùng những kiệt tác điêu khắc hiếm có của các nghệ nhân đương thời lúc bấy giờ. Nơi đây còn là chốn linh thiêng thanh tịnh, thu hút rất nhiều các tín đồ Phật giáo về đây hành hương bái Phật.
Chùa Tây Phương - nơi lưu giữ nhiều di sản quý

Chùa Tây Phương hay còn được gọi là Sùng Phúc Tự, đây là tên chữ cổ của chùa, mang hàm nghĩa Tự là chùa, Sùng Phúc là nơi Đức Phật luôn hướng những điều thiện điều phúc đức. Tọa lạc ở huyện Thạch Thất, Hà Nội, chùa Tây Phương được biết đến là một trong những loại hình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, không chỉ thế nơi đây còn thu hút du khách bởi vẻ đẹp huyền bí và tĩnh lặng của núi rừng, sự linh thiêng hội tụ tinh hoa đất trời.

Chùa Tây Phương nổi tiếng không chỉ ở sự cổ kính qua truyền thuyết và lịch sử, nó còn nổi tiếng ở cảnh quan mê hồn, bởi tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lâu, đột khởi giữa vùng đồng bằng màu mỡ, với núi, non, sông, nước gắn liền với quan niệm phong thủy phương Đông. Tây Phương còn nổi tiếng ở bộ tượng thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng, có thể coi là Phật điện đông đúc nhất trong các ngôi chùa ở Việt Nam có giá trị tiêu biểu, xuất sắc về tượng gỗ, được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2013.

Chùa Tây Phương - nơi lưu giữ nhiều di sản quý

Để đến được với chùa Tây Phương, du khách sẽ cần phải leo qua 239 bậc thang đá ong rêu phong. Ngôi chùa được xây theo kiến trúc hình chữ Tam cổ với 3 nếp chùa đặt song song gồm: bái đường, chính điện và hậu cung.

Chùa Tây Phương - nơi lưu giữ nhiều di sản quý

Viết về Tây Phương chắc còn phải nhiều giấy mực, nhưng để cảm nhận được đầy đủ và trọn vẹn về Tây Phương, mong du khách và người hành hương phải đến tận nơi mới thấy hết được. Lễ hội chùa Tây Phương vào ngày 6-3 Âm lịch, nhưng được diễn ra nhiều ngày trước đó với nhiều sinh hoạt văn hóa mang đậm chất xứ Đoài, đó là kéo co, đánh cờ, vật, chọi gà, rối nước, hát xứ Đoài… cùng với nghi thức cúng Phật trang nghiêm như lễ mộc dục, chạy đàn, tụng kinh, kế hạnh… đã tạo nên một không khí, không chỉ quy mô hội làng mà còn mở rộng ra vùng và liên vùng, mà bài viết này muốn giới thiệu sơ qua để du khách trải nghiệm. Thế nhưng, để tận hưởng được đầy đủ và trọn vẹn, mong du khách hãy đến nhiều hơn với Tây Phương thì mới có thể tự mình tìm hiểu và cảm nhận , khi bên trong đó còn chứa nhiều điều bí ẩn, mà người viết bài này không thể giới thiệu được hết. Đúng như câu thơ của nhà thơ Huy Cận:

"Các vị La Hán chùa Tây Phương

Tôi đến thăm về lòng vấn vương..."

Minh Nguyệt
Xin chờ trong giây lát...

Tổng kết chương trình Công nghiệp hỗ trợ năm 2024 của TP. Hà Nội: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Phiên bản di động