Công trình bảo vệ môi trường Dự án “Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN Thăng Long Vĩnh Phúc

03/09/2020 09:42 Tác động môi trường
Bộ Tài nguyên & Môi trường vừa cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc”- Hạng mục hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và hệ thống xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1 (công suất 3.000 m3 /ngày đêm) tại Khu Công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc, do Công ty TNHH Khu Công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư.
Các công trình bảo vệ môi trường Khu liên hợp xử lý chất thải – sản xuất phân hữu cơ – Chi nhánh Công ty Đa Lộc
cong trinh bao ve moi truong du an dau tu xay dung ha tang ky thuat kcn thang long vinh phuc
Dự án đã hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Dự án được thực hiện tại: Khu Công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc, xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm các công trình bảo vệ môi trường sau:

Công trình thu gom và xử lý nước thải:

1.1. Công trình thu gom nước thải, thoát nước mưa: Có hệ thống thu gom, thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống thu gom, thoát nước thải. Hệ thống thu gom, thoát nước mưa gồm đường ống kín, mương dẫn và kênh hở. Nước mưa được lắng lọc qua các hố ga và tiêu thoát vào hệ thống thoát nước chung của Khu Công nghiệp (KCN) Thăng Long Vĩnh Phúc. Nước mưa ở khu vực phía Bắc và phía Đông của KCN được thu gom theo hệ thống thoát nước mưa chảy về hồ điều hòa số 1 (RP1), thoát ra cửa xả CX1 và tự chảy ra sông Mây. Nước mưa ở khu vực phía Nam và phía Tây của KCN được thu gom theo hệ thống thoát nước mưa chảy về hồ điều hòa số 2 (RP2), thoát ra cửa xả CX2 và tự chảy ra sông Cầu Bòn. - Đã lắp đặt đường ống tròn bê tông cốt thép và ống gang dẻo để thu gom nước thải sản xuất, sinh hoạt dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý. Nước thải sau xử lý đổ ra sông Mây tại cửa xả CX1 có tọa độ: X = 2357590.5091, Y = 569044.0558 (theo hệ tọa độ VN2000, đăng ký tại tờ bản đồ tỉ lệ 1:5000).

1.2. Công trình xử lý nước thải đã được xây lắp: Xây dựng 01 Trạm xử lý nước thải tập trung có công suất 3.000 m3 /ngày đêm (giai đoạn 1) để xử lý toàn bộ nước thải phát sinh tại Dự án. Cụ thể như sau: Quy trình công nghệ xử lý nước thải: Nước thải → Song chắn rác → Hố gom → Lưới chắn rác tự động → Bể lắng cát → Bể điều hòa → Bể điều chỉnh pH → Bể hiếm khí → Bể hiếu khí 1 → Bể hiếu khí 2 → Bể trung gian → Bể keo tụ → Bể lắng → Bể khử trùng → Hố quan trắc online → cửa xả CX1 → sông Mây. Hóa chất sử dụng: NaOCl, NaOH, Ethanol, PAC, HCl, C-Polymer. Chế độ vận hành liên tục. Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý: sông Mây. Các thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục đã lắp đặt: Lưu lượng (đầu vào, đầu ra), nhiệt độ, pH, TSS, amoni (NH4 + ) và COD. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, cột A với hệ số Kq = 0,9; Kf = 0,9.

Công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường:

Trang bị các thùng chứa chất thải sinh hoạt đặt tại các vị trí phát sinh trong khu vực nhà điều hành của Ban quản lý và các khu vực công cộng. Hàng ngày chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và chuyển tới khu vực lưu giữ đặt tại nhà ép bùn của Trạm xử lý nước thải tập trung trước khi chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý.

Bbố trí 01 khu lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn sinh hoạt có diện tích 3 m2 tại nhà ép bùn để lưu giữ chất thải trước khi chuyển giao cho đơn vị khác xử lý.

Công trình lưu giữ chất thải nguy hại: Xây dựng 01 kho lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại có diện tích 13,5 m2 và bố trí 02 thùng chứa bùn thải nguy hại trong khu vực lưu giữ 52 m2 tại nhà ép bùn (đáp ứng quy định của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại). Kho và khu vực lưu giữ chất thải nguy hại có biển cảnh báo và các phương tiện, thiết bị để ứng phó sự cố do chất thải nguy hại gây ra, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định. Chất thải nguy hại được chuyển giao định kỳ cho đơn vị có chức năng xử lý.

Công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường: Có kế hoạch và phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. Đã xây dựng hồ sự cố cho trạm xử lý nước thải tập trung với dung tích thiết kế 9.000 m3 .

Biện pháp bảo vệ môi trường khác: Lắp đặt hệ thống báo cháy, các phương tiện, thiết bị để phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ cho Dự án và được Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh Vĩnh Phúc nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy tại Công văn số 99/NT-PC07-PCCC ngày 23/10/2018 và Công văn số 41/NT-PCCC ngày 04/3/2020. Trồng cây xanh trong khuôn viên KCN. Xây dựng phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất.

Chương trình quan trắc môi trường: Quan trắc tự động, liên tục nước thải sau xử lý: Thông số quan trắc: Lưu lượng (đầu vào, đầu ra), nhiệt độ, pH, TSS, amoni (NH4 + ) và COD. Tần suất quan trắc: 24/24 giờ. Quy chuẩn đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, cột A với hệ số Kq = 0,9; Kf = 0,9.

Quan trắc định kỳ nước thải sau xử lý: Tần suất giám sát: 03 tháng/lần. Vị trí giám sát: Nước thải sau xử lý tại cửa xả CX1 đổ ra sông Mây. Thông số giám sát: Các thông số quy định tại QCVN 40:2011/BTNMT (trừ các thông số nhiệt độ, pH, TSS, amoni và COD được miễn quan trắc định kỳ theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về về quản lý chất thải và phế liệu, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Quy chuẩn đánh giá chất lượng nước thải sau xử lý: QCVN 40:2011/BTNMT, cột A với hệ số Kq = 0,9; Kf = 0,9. Trường hợp cơ sở thứ cấp đầu tư vào KCN thuộc ngành chế biến thủy sản thì phải quan trắc bổ sung thông số “Tổng dầu, mỡ động thực vật” theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản QCVN 11-MT:2015/BTNMT, cột A với hệ số Kq = 0,9; Kf = 0,9. 7.

Các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác: Chủ dự án phải vận hành thường xuyên, đúng quy trình đối với các công trình bảo vệ môi trường nêu trong Giấy xác nhận, đảm bảo các loại chất thải phát sinh phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình hoạt động theo đúng quy định tại Điều 108 và Điều 109 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (có camera theo dõi) phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường. Chủ dự án phải truyền dẫn ổn định dữ liệu quan trắc tự động, liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc để được kiểm tra, giám sát. Thực hiện các biện pháp kiểm soát nước thải phát sinh từ các cơ sở thứ cấp trong KCN, đảm bảo nước thải phải được xử lý sơ bộ theo điều kiện trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của KCN trước khi đấu nối với hệ thống thu gom để tiếp tục xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung, bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Chỉ được tiếp nhận các dự án đầu tư thứ cấp có phát sinh nước thải phù hợp với công suất thiết kế của Trạm xử lý nước thải tập trung đã được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Có phương án lưu giữ bùn thải nguy hại phát sinh từ trạm xử lý nước thải tập trung bảo đảm tuân thủ theo quy định của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT trước khi chuyển giao cho đơn vị có giấy phép phù hợp để xử lý. Đảm bảo diện tích cây xanh trong KCN đạt tối thiểu 10% tổng diện tích KCN, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với Dự án nêu tại Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 05/QĐ-BTNMT ngày 04/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong quá trình hoạt động, nếu có sự thay đổi liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường nêu trong Giấy xác nhận này, Chủ dự án phải báo cáo bằng văn bản về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định; thực hiện vận hành thử nghiệm và lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để được điều chỉnh Giấy xác nhận theo quy định của pháp luật.

Việt Quang
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động