Điện Biên: Tăng cường công nghệ thu gom, xử lý chất thải y tế
Kinh tế phát triển cùng với số dân ngày càng tăng, nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người đòi hỏi cao hơn, kéo theo đó là chất thải y tế cũng tăng theo, những chất thải này không được xử lý đúng quy trình có thể ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe con người, như lây lan bệnh dịch, gây hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa các bệnh viện trên địa bàn tỉnh được xây dựng gần khu dân cư do đó công tác thu gom xử lý chất thải đòi hỏi nhiều bộ phận trong bệnh viện cùng phối hợp nhịp nhàng, không làm ảnh hưởng đến môi trường sống.
Hệ thống cơ sở sở y tế trên địa bàn tỉnh gồm 01 Trường Cao đẳng y tế, 04 Trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, 04 bệnh viện tuyến tỉnh và 10 trung tâm y tế, 07 phòng khám đa khoa khu vực và 01 bệnh viện 7/5 Công an tỉnh, 129 trạm y tế xã/phường và 146 cơ sở hành nghề y tư nhân đang hoạt động với khoảng 2.519 giường bệnh, trung bình phát sinh 136,87 tấn chất thải nguy hại.
Khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng tăng do các đơn vị khám chữa bệnh không ngừng phát triển, mở rộng dịch vụ kỹ thuật cao, kỹ thuật mới và nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao. Chất thải y tế nguy hại phát sinh nếu không được xử lý hoặc xử lý không đúng quy trình kỹ thuật sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cán bộ y tế và cộng đồng dân cư và môi trường xung quanh.
Với số lượng rác thải lớn phát sinh từ các cơ sở y tế trên toàn địa bàn tỉnh, Sở Y tế tỉnh đã chỉ đạo áp dụng có hiệu quả thiết thực từ mô hình phân loại rác thải ban đầu ngay tại các khoa, phòng, bộ phận, quy định cụ thể các màu túi ni lông để đựng rác thải như bơm kim tiêm, chai lọ thủy tinh, đồ vải... được tất cả các y bác sỹ, nữ hộ sinh ở các khoa, phòng thực hiện nghiêm túc.
Hướng dẫn phân loại rác thải y tế được triển khai đến toàn bộ các cơ sở y tế trong toàn tỉnh Điện Biên |
Sở Y tế tỉnh đã chung tay cùng các cơ sở y tế đã tập trung triển khai nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải y tế phù hợp và đưa vào ứng dụng thực tế đạt hiệu suất xử lý cao tại hàng trăm cơ sở xử lý chất thải (bao gồm cả chất thải rắn và chất thải lỏng) với ưu điểm vượt trội của các công nghệ xử lý này là chi phí đầu tư và chi phí xử lý thấp, vận hành đơn giản, đạt hiệu quả xử lý môi trường. Đây là bước chuyển biến lớn nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển công nghệ và kỹ thuật của xã hội trong công tác bảo vệ môi trường.
Toàn tỉnh hiện nay đã được đầu tư 10 lò đốt đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại QCVN 02:2012/BTNMT và 02 hệ thống xử lý bằng công nghệ hấp ướp bằng hơi nước ở nhiệt độ cao kết hợp nghiền cắt, gồm 03 bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, Bệnh viện Phổi tỉnh) và 07 bệnh viện tuyến huyện gồm huyện Điện Biên, huyện Tủa Chùa, huyện Mường Chà, huyện Mường Nhé, huyện Điện Biên Đông, Khu vực thị xã Mường Lay và huyện Mường Ảng.
Bệnh viên đa khoa tỉnh Điện Biên áp dụng công nghệ lò hấp ở nhiệt độ cao kết hợp với cắt nghiền chất thải y tế nguy hại. |
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều cơ sở y tế nằm xa trung tâm thành phố, chưa được đầu tư lò đốt, chất thải y tế nguy hại được xử lý bằng các lò đốt thủ công hoặc theo phương pháp chốn lấp trong bể bê tông tại chỗ.
Bể chôn lấp chất thải y tế sắp được thay thế hoàn toàn trong thời gian tới |
Cùng với đó, nước thải y tế hầu hết các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã được đầu tư hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung bằng công nghệ AAO, công nghệ Biotech, nước thải sau khi xử lý đảm bảo trong giới hạn cho phép. Nước thải y tế phát sinh trên toàn tỉnh ước tính khoảng 589m3/ ngày, trong đó có khoảng 80% (khoảng 472,2 m3) là chất lỏng y tế nguy hại cần được xử lý đúng quy định trước khi thải ra ngoài môi trường. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh hệ thống xử lý nước thải với công xuất 400m3/ngày đêm. các bệnh viện tuyến huyện được đầu tư hệ thống xử lý nước thải với công xuất 40-80m3/ ngày đêm đảm bảo yêu cầu xử lý. Còn các trung tâm chuyên khoa tỉnh, phòng khám đa khoa khu vực đã có hệ thống thu gom lắng đọng 3 ngăn để thu gom xử lý, các trạm y tế xã phường và cơ sở y tế tư nhân, chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải y tế nguy hại hàng ngày phát sinh rất ít nên các đơn vị thực hiện thu gom, xử lý ban đầu bằng dung dịch sát khuẩn.
Bể xử lý nước thải y tế của Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ |
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, ngành Y tế tỉnh Điện Biên đã triển khai kế hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế và các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế tại địa phương để đảm bảo khoảng cách thu gom ngắn nhất từ nơi phát sinh tới cơ sở xử lý. Bên cạnh đó, việc phân loại chất thải y tế tại nguồn giúp cho quá trình thu gom phân loại chất thải y tế được đảm bảo, chất thải y tế nguy hại được để riêng với các chất thải y tế thông thường.
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.