Dự thảo Nghị quyết về phát triển bền vững

28/11/2019 09:53 Tăng trưởng xanh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của người dân để xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về phát triển bền vững, trong đó nêu rõ yêu cầu cần phải có giải pháp khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động đổi mới, sáng tạo, phát triển việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu.
ASEAN hướng tới xây dựng cộng đồng phát triển bền vững
du thao nghi quyet ve phat trien ben vung
Việt Nam xếp vị trí thứ 54 trên 162 quốc gia thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Dự thảo ghi rõ, thực hiện cam kết quốc tế, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 (CTNS 2030) vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu chung và 115 mục tiêu cụ thể.

Sau hơn 2 năm ban hành Kế hoạch hành động quốc gia, đã hình thành một số văn bản pháp lý tạo cơ sở cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững như Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năn 2030, Kế hoạch hành động của các bộ, ngành và địa phương thực hiện CTNS 2030, Bộ chỉ tiêu thống kê về phát triển bền vững của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam tích cực tham gia vào các diễn đàn toàn cầu, khu vực để chia sẻ bài học kinh nghiệm cũng như tăng cường hợp tác quốc tế để huy động nguồn lực cho thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Theo một nghiên cứu gần đây về tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam xếp vị trí thứ 54 trên 162 quốc gia và tăng 3 bậc so với năm 2018, nhưng Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030. Việc thực hiện phát triển bền vững còn có nhiều tồn tại, hạn chế, cụ thể như: Việc lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách tại các bộ, ngành và địa phương chưa thực sự hiệu quả. Vẫn còn một số bộ, ngành và địa phương chưa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Cơ chế phối hợp và huy động sự tham gia của các bên liên quan trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững hiện nay chưa được vận hành thông suốt. Sự phát huy tính làm chủ, sáng tạo còn hạn chế dẫn đến một số bộ, ngành, địa phương còn khá lúng túng trong công tác phối hợp triển khai thực hiện CTNS 2030. Việc tổ chức thực hiện CTNS 2030 tới nay vẫn theo chiều từ trên xuống, kể cả trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách.

Năng lực thống kê của các bộ, ngành, địa phương chưa đáp ứng với yêu cầu thống kê mà Liên hợp quốc đặt ra đối với các mục tiêu phát triển bền vững. Nhu cầu tài chính cho thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 là rất lớn trong khi ngân sách quốc gia còn hạn chế và nguồn lực ODA bị thu hẹp, do Việt Nam đã bước vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân cho phát triển bền vững còn hạn chế.

Nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, dự thảo nêu rõ Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung vào một số nội dung chủ yếu: Ưu tiên bố trí nguồn lực và có các biện pháp, giải pháp quyết liệt để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu đã đặt ra trong Kế hoạch hành động thực hiện CTNS 2030 do bộ, ngành và địa phương ban hành; Chủ động lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững trong các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành và địa phương; Hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển bền vững. Thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nhất là cho người nghèo, người dân ở vùng sâu vùng xa, cả về thể lực và trí lực. Có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động: đổi mới, sáng tạo, phát triển việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó là xây dựng và ban hành chỉ tiêu phát triển bền vững ngành, lĩnh vực và địa phương chậm nhất vào cuối năm 2020 để giám sát, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về các mục tiêu phát triển bền vững; Tăng cường và huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước để triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; Tăng cường hợp tác quốc tế, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ của quốc tế cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Dự thảo cũng đã nêu lên những nhiệm vụ trước mắt cần thực hiện gắn với trách nhiệm của từng bộ, ngành, trong đó Bộ Công Thương chịu trách nhiệm hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư cho năng lượng tái tạo; tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xây dựng cơ chế quản lý để duy trì và phát triển các nguồn điện ở những khu vực này; xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Xanh hóa hệ thống phân phối và phát triển chuỗi cung ứng quốc gia các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường, trong đó ưu tiên sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, cung ứng.

Thu Vân
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động