Giải pháp công nghệ năng lượng tái tạo cho thành phố và nhà máy thông minh tại Bình Dương
Tham dự Hội thảo có đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Bình Dương, Informa Markets, Hiệp hội Năng lượng tái tạo, VSSES, Keppel EAAS Việt Nam, SolarBK Group cùng các doanh nghiệp, hiệp hội trong và ngoài tỉnh.
Quang cảnh buổi Hội thảo |
Hội thảo "Công nghệ năng lượng tái tạo HVAC cho thành phố và nhà máy thông minh” thuộc sự kiện "Industry Connect Binh Duong" nằm trong khuôn khổ chuỗi Triển lãm Electric&Power, Renewable Energy và HVACR Vietnam 2024. Nhằm mục tiêu mang đến giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa hiện nay cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng tự động hóa, chuyển đổi số và tăng cường kết nối giao thương.
Đồng thời, tiếp cận những kiến thức và thông tin mới nhất về các xu hướng và giải pháp trung hòa carbon, hướng tới phát triển bền vững với mục tiêu giảm 43,5% phát thải khí nhà kính vào năm 2030, đạt mức phát thải ròng bằng 0% vào năm 2050 của Việt Nam.
Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp đã thảo luận về sự kết hợp giữa điện mặt trời và pin lưu trữ trong chuyển đổi năng lượng; phát triển năng lượng xanh tại Bình Dương; các cơ sở pháp lý và cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng xanh. Đồng thời, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và tìm ra các giải pháp hữu ích để nâng cao năng suất, hiệu quả đầu tư; giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng.
Đại biểu và khách mời tham dự Hội thảo |
Các đại biểu cho rằng, việc phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo đã bổ sung công suất và sản lượng cho hệ thống điện quốc gia, giảm tải cho lưới điện, hệ thống truyền tải quốc gia; góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh, sạch, giảm phát thải nhằm hướng đến mục tiêu trung hòa carbon.
Các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo |
Việc giảm phát thải khí nhà kính và đạt mục tiêu trung hòa carbon đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách trên toàn cầu, tạo ra thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm chuyển dịch năng lượng bền vững phù hợp với định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết 55-NQ/TW và các cam kết của Chính phủ về giảm phát thải ròng bằng 0.
Theo Quy hoạch điện VIII, công suất phát triển điện mặt trời mái nhà được phân bổ đến năm 2030 của tỉnh Bình Dương theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ là 185MW. Nhiều doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã và đang xây dựng các nhà máy trung hòa carbon hoặc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo.
Triển lãm công nghệ mới từ các doanh nghiệp |
Ngoài ra, bên cạnh Hội thảo là các hoạt động triển lãm các sản phẩm trưng bày, mở rộng mạng lưới kinh doanh và hoạt động kết nối doanh nghiệp cũng như cập nhật kiến thức chuyên ngành từ các quốc gia có công nghệ hàng đầu như Đức, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ…’
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.