Hà Nội: Tạo chuyển biến rõ rệt về công tác bảo vệ môi trường
Chọn 5 địa điểm lắp đặt trạm trung chuyển, tái chế chất thải rắn xây dựng |
Hình ảnh tại buổi làm việc |
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh điều này tại buổi làm việc của Thành ủy Hà Nội với Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và Môi trườngvà một số bộ, ngành liên quan ngày 23/5.
Theo báo cáo, từ năm 2015 đến nay, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã ban hành 01 chương trình, 02 nghị quyết, 08 kế hoạch, 10 quyết định, 02 đề án và 02 chỉ thị về công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 31/5/2017 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”.
Sau 02 năm triển khai thực hiện, bước đầu đạt những kết quả đáng ghi nhận, trong đó nổi bật là: Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt (ngoại thành 89%, nội thành 100%), chất thải y tế (đạt 100%); việc xử lý ô nhiễm nguồn nước tại các hồ trên địa bàn Thành phố có chuyển biến tích cực; thực hiện chương trình trồng 1 triệu cây xanh và giảm thiểu ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố; tập trung xử lý ô nhiễm môi trường nước 90 hồ tại khu vực nội thành và 44 hồ tại khu vực ngoại thành; 100% khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Thành phố đã xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải tập trung; có 26/43 (đạt tỷ lệ 60,5%) Cụm công nghiệp đang hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung; 100% các bệnh viện tư nhân có hệ thống xử lý nước thải;..
Từ tháng 12/2016, Thành phố đã đưa vào vận hành 11 trạm quan trắc không khí tự động và chỉ ra 12 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí của Thành phố, đồng thời triển khai 19 giải pháp tổng thể, đề xuất tưới nước rửa đường trong những ngày thời tiết hanh khô để giảm nồng độ bụi phát sinh.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương đánh giá cao sự chủ động của lãnh đạo thành phố Hà Nội về việc tổ chức làm việc tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá, trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường, Hà Nội là một trong những địa phương có sự chuyển biến mạnh mẽ thông qua các kết quả cụ thể và đánh của người dân, doanh nghiệp thông qua khảo sát của tác tổ chức quốc tế,... Đã quy hoạch quỹ đất để thu hút đầu tư hình thành hệ thống hạ tầng kết nối với các tỉnh vùng thủ đô, phát triển các dự án động lực; quan tâm thực hiện công tác bảo vệ môi trường, giải quyết vấn đề rác thải; ô nhiễm không khí...
Nhiệm vụ trọng tâm về bảo vệ môi trường của Hà Nội thời gian tới, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Ban Cán sự đảng UBND thành phố sẽ tập trung chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch xử lý chất thải rắn; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt tập trung, các dự án áp dụng công nghệ đốt rác phát điện trọng điểm, các trạm xử lý nước thải; triển khai từng bước chương trình thu gom xử lý nước thải sinh hoạt ra sông Đáy, nạo vét sông Nhuệ; phối hợp với các tỉnh xây dựng Đề án bảo vệ môi trường hệ thống sông Bắc Hưng Hải, trong đó có sông Cầu Bây; hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường nước gắn với tăng cường quản lý các nguồn xả thải...
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo để bảo đảm 100% khu, cụm công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung; xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung tại các bệnh viện còn thiếu; yêu cầu toàn bộ các khu, cụm công nghiệp mới phải có khu xử lý nước thải tập trung trước khi đi vào hoạt động. Đặc biệt, lưu ý việc kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt, bảo đảm an ninh nguồn nước và sức khỏe nhân dân; đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống ô nhiễm không khí.
Tin mới
Kế hoạch chuyển đổi công nghệ lạnh xanh và môi chất lạnh tự nhiên đối với phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Nghiên cứu thị trường và tình hình sử dụng thiết bị và môi chất lạnh của phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.