Huyện Đăk Hà (Kon Tum): Nguy cơ phát sinh ô nhiễm môi trường từ hộ chăn nuôi heo tại xã Ngọk Wang

19/10/2023 10:35 Tác động môi trường
Vừa qua, Tạp chí Công nghiệp môi trường thu nhận thông tin về việc phát sinh chất thải tác động tới môi trường và sinh kế của người dân từ hoạt động của dự án chăn nuôi heo thịt quy mô 4.800 con tại thôn 5, xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Thực tế, thông tin về các công công trình, hạng mục, hoạt động bảo vệ môi trường tại dự án và tại các đợt kiểm tra vẫn cần phải đợi để đồng nhất.

Được biết dự án chăn nuôi heo thịt quy mô 4.800 là của hộ kinh doanh ông Nguyễn Đức Thấn (tại thôn 5, xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) được UBND huyện Đăk Hà đồng ý chủ trương đầu tư vào ngày 31/08/2020 và được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 138/QĐ-UBND vào ngày 26/02/2021.

Theo Chị L. Người dân có vườn cao su bên cạnh trại heo cho biết: "Trại heo nhiều lần xả nước thải xuống lô cao su của gia đình đang canh tác, chị đã nhiều lần phản ánh tới quản lý trang trại nhưng không được, sau đó chị phải lên UBND xã để phản ánh sự việc".

Huyện Đăk Hà(Kon Tum): Chủ trang trại heo có đang thờ ơ với phương án bảo vệ môi trường?

Trang trại heo thịt quy mô 4800 con của hộ kinh doanh ông Nguyễn Đức Thấn tại hôn 5, xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum

Ngày 06/10/2023. Trao đổi với phóng viên liên quan tới trang trại heo trên, ông Đặng Ngọc Tiến - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đăk Hà cho biết: "Cử chi có ý kiến, UBND huyện cũng như Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng đã chỉ đạo kiểm tra".

Ngày 11/10/2023, Tại buổi kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường tại trang trại chăn nuôi ông Nguyên Đức Thấn, thành phần gồm: Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đăk Hà và đại diện UBND xã Ngọk Wang tại trang trại chăn nuôi ông Nguyên Đức Thấn ghi nhận biogas bị rách bạt, nước thấm trực tiếp ra ngoài (bể thấm) bốc mùi hôi thối, bể biogas bị hư hỏng; khi đại diện đoàn kiểm tra trao đổi với ông Nguyễn Đức Thấn chủ trang trại heo về những bể xử lý chất thải sao trong báo cáo đánh giá tác động môi trường nhiều thế, còn những bể khác đâu thì ông Thấn cho biết: "Cái đó thì chịu, Mặt bằng có vậy làm hết đất đâu mà làm".

(ông Nguyễn Đức Thấn chủ trang trại heo trao đổi với đoàn kiểm tra)

Liên quan tới thông tin hệ thống xử lý nước thải của trang trại heo của ông Thấn có thực hiện theo đúng Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hay không thì đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đăk Hà cho biết: "Khi đoàn kiểm tra chỉ kiểm tra bể sự cố, ghi nhận bể biogas bị rách, nước thải từ bể biogas qua bể thấm không thấy lót bạt. Còn nội dung họ có thực hiện theo đúng cam kết bảo vệ môi trường hay không thì phải đợi họ cung cấp hồ sơ đối chiếu thì mới biết được".

Ngày 18/10/2023. Phóng viên có trao đổi với Chủ tịch xã Ngọk Wang liên quan tới công tác bảo vệ môi trường cũng như ý kiến của người dân về trang trại heo của ông Thấn thì được biết: "Việc người dân trao đổi với Phóng viên là chưa chính xác. Trong năm 2023 tiếp xúc cử tri người dân có ý kiến về mùi hôi chưa đảm bảo của Trại heo. Xã đã xuống kiểm tra và có chấn chỉnh (do đường ống bị bể) đơn vị cam kết khắc phục và xã cũng có văn bản gửi huyện để kiểm tra xử lý theo thẩm quyền".

Ngoài ra Chủ tịch xã Ngọk Wang cũng cho biết thêm: "Năm nào Đoàn kiểm tra của huyện do Phòng Nông nghiệp trưởng đoàn đi kiểm tra việc sản xuất kinh doanh theo dự án của huyện cho chủ trương đầu tư, cơ bản đơn vị chấp hành tốt".

Huyện Đăk Hà(Kon Tum): Nguy cơ phát sinh ô nhiễm từ hộ chăn nuôi heo xã Ngọk Wang
Khu vực xử lý nước thải trang trại heo hộ kinh doanh của ông Nguyên Đức Thấn tại thôn 5, xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trại heo hộ kinh doanh ông Nguyên Đức Thấn cung cấp:

Nước thải sau xử lý đạt cột A - QCVN 62-MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi. Nước thải sau xử lý được tái tuần hoàn 30% vào mục đích tưới cây, tưới sân; 70% lượng nước còn lại thải ra hạ lưu của khe suối nhỏ ở phía nam khu vực của dự án (khe suối chảy ra suối Đăk Gui nằm cách dự án khoảng 600m).

Thông số kỹ thuật các hạng mục công trình của hệ thống xử lý nước thải bao gồm: 1) Bể chứa phân: kích thước 10mx6mx1,5m, kết cấu bê tông; 2) Bể sát khuẩn: kích thước 2.5mx2mx2m, kết cấu bê tông cốt thép; 3) 02 bể biogas: kích thước 20mx10mx5m kết cấu dạng hồ đắp đàm nén, phủ và lót HDPE dày 1mm; 4) Bể điều hòa: kích thước 4mx2,5mx2m kết cấu bê tông cốt thép, sử dụng bơm nước thải và phao báo mực nươc; 5) Bể sinh học thiếu khí: kích thước 5mx4mx3m kết cấu hồ đắp đất, lót HDPE, sử dụng máy khuấy trộn; 6) Bể sinh học hiếu khí: kích thước 7mx5mx2m kết cấu hồ đắp đất, lót HDPE, sử dụng máy thổi khí hoạt động luân phiên; 7) Bể lắng: kích thước 3mx2mx5m kết cấu hồ đắp đất, lót HDPE, sử dụng ống phân phối trung tâm, máng thu nước, hệ thống gạt bùn, máy ép bùn; 8) Hồ sinh học: kích thước 15mx10mx2m kết cấu hồ đắp đất, lót HDPE; 9) Bể khử trùng: Kích thước 2mx1mx1m kết cấu sử dụng bơm định lượng hóa chất và bồn hóa chất.

Việc hệ thống xử lý nước thải từ hoạt động chăn nuôi heo không đảm bảo như đường ống bị bể, hầm chứa biogas bị rách... hậu quả trước mắt đó là mùi hôi thối bốc lên ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân sinh sống và canh tác tại khu vực này. Bên cạnh đó hệ thống chứa chất thải không được thực hiện theo cam kết đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt mà đã được chăn nuôi heo có thể gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho môi trường và sức khoẻ, đời sống, tinh thần của người dân.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vào kỳ sau.

Việt Hoàng - Công Thành
Xin chờ trong giây lát...

Tổng kết chương trình Công nghiệp hỗ trợ năm 2024 của TP. Hà Nội: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng

Phiên bản di động