Huyện Kông Chro(Gia Lai): Nguyên nhân khiến rừng vẫn tiếp tục bị chặt phá, lấn chiếm đất rừng.

21/03/2024 08:40 Tác động môi trường
Theo lãnh đạo UBND xã Chư Krêy (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) cho biết trên địa bàn xã được giao quản lý 569ha diện tích đất có rừng, mặc dù chính quyền địa phương cũng đã thành lập đội quản lý bảo vệ rừng và thường xuyên tuần tra kiểm soát hai lần trong một tuần nhưng trên địa bàn xã vẫn xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng.

Ngày 18/03/2024. Ông Đinh Xuân Hưởng, Quyền Chủ tịch xã Chư Krêy cho biết: “Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng chặt phá rừng vẫn diễn ra là do ý thức chấp hành về bảo vệ rừng chưa tốt cho nên tình trạng người dân chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy vẫn diễn ra”.

Có mặt tại đây chúng tôi ghi nhận nhiều khu vực những cây rừng lớn đã bị chặt hạ, cây rừng sau khi bị chặt hạ đã bị đốt bỏ, nhiều cây chỉ còn trơ trọi gốc. Điều đáng nói có những khu vực rừng bị phá nằm ngay cạnh trục đường giao thông liên xã.

Ông Đinh Xuân Hưởng, Quyền Chủ tịch xã Chư Krêy cho biết: “Trên Báo cáo các sở ngành thì diện tích rừng thực tế là 569ha, còn diện tích rừng đã mất thì không thể đo đạc được”.

Huyện Kông Chro(Gia Lai): Nguyên nhân khiến rừng vẫn tiếp tục bị chặt phá, lấn chiếm đất rừng.
Nhiều cây rừng tự nhiên bị các đối tượng chặt hạ trên địa bàn xã Chư Krêy, huyện Kông Chro

Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng hiện nay chỉ đủ đổ xăng xe

Theo Lãnh đạo UBND xã Chư Krêy cho biết hiện nay tiền chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm cho xã là khoảng 40 triệu/năm chỉ đủ tiền đổ xăng xe cho anh em đi tuần tra bảo vệ rừng. Hiện tại UBND xã đã thành lập 3 tổ bảo vệ rừng cộng đồng và được cấp kinh phí cho 3 tổ này năm 2024 là 130 triệu.

Huyện Kông Chro(Gia Lai): Nguyên nhân khiến rừng vẫn tiếp tục bị chặt phá, lấn chiếm đất rừng.
Những cây rừng lớn đều bị các đối tường dùng cưa đốn hạ

Chặt phá rừng là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, môi trường môi sinh bị ô nhiễm, lũ lut, cháy rừng…Nạn chặt phá rừng cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái, bão, lũ quét, sạt lở đất, dịch bệnh phát sinh. Mùa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng, trở thành mối đe hoạ nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế nước nhà.

Chính vì vậy, để rừng được bảo vệ tốt hơn, cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ban ngành, chính quyền địa phương, người dân và ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào công tác quản lý, bảo vệ. Đặc biệt, vai trò của người dân rất quan trọng. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng, báo tin, tố giác tội phạm khi phát hiện các vụ việc, hoặc nghi có hành vi phá rừng nhằm ngăn chặn kịp thời.

Hoàng Nam
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động