Khảo sát các điểm đổ thải thuộc Dự án khai thác lộ thiên mỏ sắt Nà Rụa
Cao Bằng: Thành lập Trung tâm Quan trắc và Dữ liệu TNMT |
Đoàn khảo sát thực tế khu vực bãi đổ thải tại xóm Nà Rụa, phường Hòa Chung (Thành phố). |
Tại buổi làm việc với Đoàn khảo sát thực tế các địa điểm đổ thải thuộc Dự án khai thác lộ thiên mỏ sắt Nà Rụa tại 2 phường: Hòa Chung, Tân Giang (Thành phố) của Tỉnh ủy Cao Bằng, Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng báo cáo phương án sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đổ thải tại mỏ sắt Nà Rụa, 2 phường: Hòa Chung, Tân Giang. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chấp thuận điều chỉnh về mặt nguyên tắc tại Công văn số 841/BTNMT-TCMT ngày 27/2/2019. Theo đó đã quy hoạch 5 bãi thải, tổng 187 ha đất, tổng diện tích chứa 81.191.000 m3 đất. Trong đó, Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng đề xuất phương án bãi thải số 3 ở đầu phía Nam khai trường là phương án tối ưu nhất để sử dụng đổ thải khu Bắc mỏ Nà Rụa, diện tích 48,56 ha, dung tích 8,85 triệu m3.
Vị trí, ranh giới, hiện trạng 11,61 ha đất trồng lúa đã có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 210/TTg-NN ngày 18/2/2019. Vị trí tại tổ 15, phường Hòa Chung và tổ 10, 12, phường Tân Giang. Trong đó, 3,2 ha đất thuộc phường Tân Giang, 8,41 ha thuộc phường Hòa Chung; trong tổng số 103 hộ bị thu hồi, có 45 hộ bị thu hồi toàn bộ diện tích đất trồng lúa; 58 hộ bị thu hồi một phần diện tích đất trồng lúa; 6 hộ bị thu hồi đất ở.
Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng kiến nghị Tỉnh Cao Bằng xem xét, đồng ý chủ trương cho Công ty sử dụng 11,61 ha đất trồng lúa. Trong đó, 3,2 ha đất trồng lúa phục vụ khai trường khai thác thân quặng chính; 8,41 ha đất trồng lúa để xây dựng công trình bảo vệ môi trường và đổ thải của bãi thải số 3; nắn suối Khuổi Goòng để duy trì dòng chảy tự nhiên; tạo đê chân bãi thải theo như chấp thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 841. Thành lập Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng (GPMB) khu Bắc mỏ sắt Nà Rụa để công tác GPMB thực hiện nhanh chóng, thuận lợi.
Tham gia ý kiến với Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng, Đoàn khảo sát cho rằng, bãi thải số 3 ảnh hưởng đến đất trồng lúa của hơn 100 hộ dân 2 phường: Hòa Chung, Tân Giang. Công ty cần phối hợp với Thành phố triển khai công tác tái định cư mới thực hiện được công tác GPMB; tạo việc làm cho người dân bị thu hồi đất để đảm bảo cuộc sống ổn định. Công ty phối hợp với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, Thành phố nghiên cứu để hạn chế tác động môi trường của Thành phố...
Bí thư Tỉnh ủy Lại Xuân Môn nhấn mạnh: Nhà máy Gang thép Cao Bằng là nhà máy lớn, đóng góp kinh tế cho tỉnh. Tuy nhiên, diện tích thu hồi đất rất lớn, trong đó liên quan đến đất trồng lúa, ảnh đến các hộ dân trong vùng dự án, môi trường, sinh kế của người dân do mỏ nằm sát Thành phố. Mặc dù là dự án quan trọng nhưng phải thận trọng, đề nghị các sở, ngành phối hợp chặt chẽ với Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng, Tổng Công ty Khoáng sản KTV giải quyết các ý kiến, kiến nghị của người dân; đánh giá tác động môi trường, triển khai tái định cư, tạo việc làm cho người dân. Các bước GPMB cần thực hiện theo đúng quy trình. Giao UBND tỉnh hoàn thiện phương án thu hồi đất, tái định cư cho người dân theo quy định, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, giải quyết.
Tin mới
Kế hoạch chuyển đổi công nghệ lạnh xanh và môi chất lạnh tự nhiên đối với phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Nghiên cứu thị trường và tình hình sử dụng thiết bị và môi chất lạnh của phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.