Lâm Đồng: 24 hồ chứa nước, kênh mương thủy lợi bị xâm lấn
Theo đó, tình trạng vi phạm nổi cộm nhất tại huyện Đức Trọng với 8 hồ, huyện Lâm Hà 4 hồ, huyện Bảo Lâm 3 hồ, huyện Di Linh và T.P Bảo Lộc mỗi địa phương cùng có 2 hồ.
Phổ biến nhất là nạn xây dựng công trình nhà cửa, mở quán cà phê, sản xuất nông nghiệp trong hành lang bảo vệ hồ. Một số trường hợp khác xâm phạm công trình mặt đập chứa nước hoặc kênh dẫn nước. Diện tích đất hoặc mặt nước bị xâm chiếm từ vài chục đến hàng ngàn mét vuông mỗi vụ.
Hầu hết các hành vi vi phạm được cơ quan chức năng địa phương phát hiện xử lý. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vi phạm chưa được xử lý dứt điểm, gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ chứa nước, dẫn nước tưới tiêu, đặc biệt đang trong cao điểm mùa khô năm 2023.
Trước thực trạng nêu trên, Sở NN&PTNT tỉnh đề nghị các địa phương, đơn vị khẩn trương tổ chức xử lý các vi phạm, đồng thời chủ động triển khai cắm mốc hành lang bảo vệ công trình thủy lợi đối với những khu vực chưa thực hiện.
Các vụ việc nổi cộm với diện tích vi phạm lớn nhất xảy ra tại hồ chứa nước Ka La (huyện Di Linh), hồ Nam Phương 1 (TP. Bảo Lộc), đặc biệt là hồ thủy lợi Próh (huyện Đơn Dương)…
Hồ thủy lợi P’róh (huyện Đơn Dương) bị lấn chiếm nhiều năm nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm (Hình: Báo Tuổi trẻ) |
Trước đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các địa phương, sở ngành liên quan kiển tra, xử phạt nhiều trường hợp vi phạm hành lang công trình thủy lợi, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm, san gạt, đổ đất lấp hồ, công trình thủy lợi chưa được xử lý, ngăn chặn triệt để, điển hình như việc vi phạm ở hồ P’róh (huyện Đơn Dương); hồ Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm); hồ Đạ Hàm (huyện Đạ Tẻh); các hồ Bồng Lai, Đa Me (huyện Đức Trọng); các hoạt động du lịch của Công ty TNHH LiMi trên mặt hồ Xuân Hương (TP. Đà Lạt).
Tuy nhiên, đến thời điểm này tình trạng lấn chiếm hồ, các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra phức tạp.
Để chấn chỉnh tình trạng trên, những năm gần đây UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã yêu cầu chính quyền các huyện, TP. Đà Lạt và TP. Bảo Lộc kiểm tra, xử lý dứt điểm các hành vi, vi phạm, lấn chiếm, san gạt đất, xây dựng công trình trái phép trong phạm vi, hành lang bảo vệ đập, hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn và theo đề nghị của Sở NN&PTNT.
Đồng thời, chính quyền các huyện, TP. Đà Lạt, TP. Bảo Lộc có trách nhiệm tuyên truyền, vận động và yêu cầu các tổ chức, cá nhân vi phạm khôi phục lại hiện trạng ban đầu. Chỉ đạo các đơn vị quản lý, khai thác, vận hành công trình thủy lợi nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc kiểm tra, phát hiện kịp thời để xử lý ngay từ cơ sở các trường hợp vi phạm; chủ động bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách huyện, thành phố, nguồn được phân cấp để triển khai cắm mốc hành lang bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định; định kỳ trước ngày 20 của tháng cuối quý, gửi báo cáo tình hình, tiến độ và kết quả xử lý trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi về Sở NN&PTNT để theo dõi và tổng hợp và báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 30 của tháng cuối quý…
“Trường hợp các tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành thì tiến hành tổ chức cưỡng chế theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật; rà soát các hợp đồng đã ký chưa phù hợp khi cho thuê dịch vụ thủy lợi, trường hợp đồng không đúng quy định của pháp luật thì thu hồi” - UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu.
Theo cơ quan chức năng, mùa khô năm nay, mùa khô năm nay tỉnh Lâm Đồng cần hơn 172 tỷ đồng để thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán cho cây trồng; trong đó, 51,7 tỷ đồng nhằm nạo vét, khơi thông cửa cống, dòng chảy công trình thủy lợi; số còn lại dùng để phòng chống, khắc phục hậu quả của hạn hán, thiếu nước,…/.
Trường Giang - Phạm Sinh
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.