Năm 2020: Cơ hội tăng tốc và bứt phá
10 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu năm 2020 |
Ảnh: Lê Anh |
Diễn đàn Đầu tư và Phát triển kinh doanh 2020 với chủ đề “Cơ hội tăng tốc và bứt phá” được tổ chức ngày 6/1 tại TP. Hồ Chí Minh, nhằm tạo không gian gặp gỡ, giao lưu, đối thoại và trao đổi thông tin kinh tế, phân tích những cơ hội “tăng tốc và bứt phá” trong hoạt động đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả, tích cực đóng góp cho nền kinh tế đất nước.
Diễn đàn bao gồm các phiên thảo luận:
Phiên 1: Bức tranh toàn cảnh về môi trường đầu tư và kinh doanh Việt Nam 2020
Phiên 2: Những giải pháp làm đòn bẩy cho thị trường tài chính và bất động sản 2020
Phiên 3: Tăng tốc và bức phá trong các lĩnh vực hàng không, du lịch và giáo dục đào tạo
Năm 2020 được coi là năm bản lề của kinh tế - xã hội Việt Nam, là mốc thời gian có ý nghĩa lớn với hệ thống ngân hàng và cũng là năm quan trọng của thị trường chứng khoán. Việt Nam tự hào và tự tin bước vào năm 2020 với một số mốc đáng chú ý: 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Liên hợp quốc, tiếp nối hiệp định CPTPP đã bắt đầu từ năm 2019, tiếp tục Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu, có thể có hiệu lực từ năm 2020 và hiệp định RCEP...
Nhận định về bức tranh kinh tế Việt Nam thời gian qua, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, điểm nổi bật nhất của năm 2019 là sự bứt phá của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong bối cảnh thương mại toàn cầu đi xuống, xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước vẫn tăng trưởng 8%. Các doanh nghiệp tư nhân đang xuất khẩu ra nước ngoài nhiều hơn, thậm chí có doanh nghiệp tư nhân đã xuất khẩu cả máy móc. Kỳ vọng và động lực của năm 2020, các điểm nghẽn này sẽ được giải quyết, những thủ tục vướng mắc của 2019 đã được giải quyết nên 2020 vốn sẽ được giải ngân nhiều hơn, có thể tăng giải ngân đầu tư công đồng thời kích hoạt được dòng vốn tư nhân.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, quy mô kinh tế của Việt Nam tăng nhanh, lần đầu tiên lọt tốp 50 nền kinh tế thế giới xét về quy mô nền kinh tế; cộng đồng doanh nghiệp đang phát triển, tốc độ phát triển của doanh nghiệp lớn có quy mô rất nhanh, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ cũng ngày càng phát triển. Việt Nam đã thành công khi cắt giảm điều kiện kinh doanh, tuy nhiên, thách thức với kinh tế còn nhiều, sức khoẻ của doanh nghiệp và nền kinh tế vẫn còn nhiều vấn đề cần lưu tâm. Môi trường kinh doanh mới đứng thứ 5 trong ASEAN, hành trình như vậy vẫn còn rất xa để vào top 4. Nếu tập trung giải quyết các điểm nghẽn về luật pháp liên quan đến đầu tư kinh doanh thì đây sẽ là điểm đột phá lớn.
"Chính phủ đang chủ trương thành lập tổ công tác đặc biệt để giải quyết những điểm chồng chéo trong kinh doanh, đó có thể là điểm đột phá của năm 2020", ông Lộc nhấn mạnh.
Nhận xét về bức tranh kinh tế năm 2019, TS. Trần Du Lịch, Chuyên gia kinh tế, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, thời điểm này này so với 5 năm trước đã tốt hơn, những yếu tố từng gây bất ổn kinh tế vĩ mô như ngân hàng giờ từng bị coi là "quả bom nổ chậm" hiện nay đã cực kỳ ổn định. Năm nay Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng đạt 6,8% là sự thận trọng cần thiết. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, chúng ta bị tắc đầu tư công, tắc BOT, tắc BT, điều này sẽ ảnh hưởng tới 2020, 2021.Nếu sang năm 2020 mà chúng ta không “thông” được thì sẽ tắc thêm mấy năm nữa, nên có thể thấy vai trò của đầu tư công ảnh hưởng rất lớn.
Đại diện cho các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, ông Jean-Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cho biết, Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) mà hai bên đã ký kết vào tháng 6/2019 và hiện giờ đang chờ phê duyệt từ Liên minh châu Âu (EU) và Quốc hội Việt Nam, đây sẽ là sự kiện rất lớn của Việt Nam và EU, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU và ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp châu Âu cũng sẽ tăng cường đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam hơn nhờ những cam kết vào ưu đãi từ Việt Nam. “Chúng ta cần vai trò lớn hơn của nền kinh tế tư nhân để vượt qua các thách thức, thích ứng với các chuẩn mực quốc tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các cơ quan chính phủ, thành công của các bạn cũng chính là thành công của chúng tôi", ông Jean-Jacques Bouflet nói.
Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng, các “nút thắt” về đầu tư công trong một số lĩnh vực cũng được giải quyết. Vai trò của kinh tế tư nhân sẽ góp phần quan trọng giúp Việt Nam vượt qua các thách thức, thích ứng với các chuẩn mực quốc tế. Đối với một số lĩnh vực đang được coi là mới nổi, thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân như hàng không, du lịch, năng lượng tái tạo và giáo dục, đào tạo thì năm 2020 là năm bước vào giai đoạn mới, cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi những bước đi vững chắc nhưng cũng không kém phần mạo hiểm.
Theo TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, nhìn về dài hạn, điểm sáng của kinh tế Việt Nam vẫn là sự tăng trưởng của doanh nghiệp tư nhân.
Tin mới
Kế hoạch chuyển đổi công nghệ lạnh xanh và môi chất lạnh tự nhiên đối với phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Nghiên cứu thị trường và tình hình sử dụng thiết bị và môi chất lạnh của phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.