Ngành xây dựng cần giảm phát thải khí nhà kính
![]() |
(Ảnh minh hoạ) |
Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã thực hiện kiểm kê khí nhà kính cho nhóm ngành vật liệu xây dựng ưu tiên, trong đó phát thải khí nhà kính của sản xuất vật liệu xây dựng năm 2015 là 63 triệu tấn CO2 tương đương và vào năm 2020 đã tăng lên 87 triệu tấn CO2 tương đương.
Căn cứ vào số liệu năm 2016 theo hệ thống kiểm kê quốc gia, các chuyên gia dự báo phát thải khí nhà kính từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng đến năm 2030 là 125 triệu tấn CO2 tương đương và lên đến 148 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2050, gấp 2,3 lần so với năm 2015. Như vậy, con số này vẫn gia tăng đáng kể.
Đáng chú ý, sản xuất ximăng là ngành có tỷ trọng phát thải khí nhà kính lớn nhất, chiếm 70% tổng phát thải trong sản xuất vật liệu xây dựng năm 2015. Tỷ trọng này tăng lên 75% năm 2020. Hệ số phát thải của từng nhóm ngành sản phẩm cũng cho thấy cường độ phát thải và phát thải công nghiệp của nhóm vôi và ximăng là cao nhất.
Cùng đó, ngành công nghiệp thép cũng là ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng lớn và ngày càng tăng, chiếm xấp xỉ 5,2% tổng tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp, với tổng phát thải khí nhà kính là 12,7 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2016.
Hiện nay, ở Việt Nam có 50 cơ sở sản xuất ximăng và 91 cơ sở sản xuất thép đã được ghi nhận phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Danh sách các doanh nghiệp sẽ được cập nhật 2 năm/lần.
Mặc dù vậy, ngành ximăng và sản xuất thép là những lĩnh vực được ưu tiên tham gia hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS). Do đó, đây cũng chính là 2 ngành quan trọng cần thực hiện các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia.
Theo Hiệp hội ximăng Việt Nam, hiện nay, 100% các nhà máy sản xuất ximăng phải báo cáo số liệu hoạt động và thông tin liên quan để phục vụ kiểm kê khí nhà kính hàng năm theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Áp lực giảm phát thải khí nhà kính tất yếu sẽ đặt ra những thách thức cho ngành trong thời gian tới.
Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 đề ra mục tiêu các dây chuyền công nghệ sản xuất đã đầu tư hay đầu tư mới đều phải giảm phát thải xuống từ 650kg CO2/tấn ximăng trở xuống vào năm 2030.Nếu vậy, để đạt mục tiêu này, đến hết năm 2025, thì 100% các dây chuyền sản xuất ximăng có công suất từ 2.500 tấn clinker/ngày trở lên phải lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải; sử dụng tối thiểu 20% tro bay nhiệt điện hoặc chất thải công nghiệp khác làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất clinker và làm phụ gia trong sản xuất ximăng và tăng lên 30% vào năm 2030.
Chính vì vậy, việc sử dụng nhiên liệu thay thế lên đến 15% tổng nhiên liệu dùng để sản xuất clinker ximăng. “Xanh hóa” trong sản xuất để giảm phát thải khí nhà kính từ nhóm ngành vật liệu xây dựng đang trở thành yêu cầu cấp bách.
Đọc nhiều
-
Ra quân làm vệ sinh môi trường hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023
-
Sau 2 lần bị xử phạt vi phạm hành chính, trại chăn nuôi heo Lộc Điền tiếp tục gây mùi hôi thối tác động đến môi trường
-
Quảng Bình mưa lớn kéo dài gây ngập úng chia cắt nhiều bản làng, người dân di dời trong đêm
-
Quảng Trị mưa lớn kèm lốc xoáy làm hàng chục nhà dân bị tốc mái
-
"Biến" nhớt thải thành dầu diesel bán ra thị trường
-
Đồng Nai: Hơn 300 trại chăn nuôi lớn chưa có thủ tục về môi trường
-
Thành phố Huế: Người dân hưởng ứng “Tuần lễ không túi nylon”
-
Tháo gỡ bài toán thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
-
Xử phạt Công ty xử lý môi trường gây ô nhiễm môi trường
-
Hải Phòng thu hút đầu tư tăng mạnh: Điểm sáng trong bức tranh bất động sản