Ngọc Hồi (Kon Tum): Vướng mắc trong việc xử lý vi phạm đối với trang trại chăn nuôi heo trái phép

15/09/2024 23:26 Thanh tra - Kiểm tra/Quyết định xử phạt hành chính
Xây dựng trại heo cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, nếu việc xây dựng trại heo không được quản lý tốt, sẽ dẫn đến những tác động không chỉ đối với môi trường mà còn gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc xử lý vi phạm.
Ngọc Hồi (Kon Tum): Vướng mắc trong việc xử lý vi phạm đối với trang trại chăn nuôi heo trái phép tại xã Sa Loong
(Trại heo xây dựng trái phép của bà Trần Thị Hằng tại thôn Đắk Vang, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, Tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Hoàng Nam))

Mới đây, trao đổi với phóng viên Tạp chí Công nghiệp môi trường liên quan tới trang trại chăn nuôi heo của bà Trần Thị Hằng tại thôn Đắk Vang, xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi, Tỉnh Kon Tum. Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngọc Hồi cho biết: "Đối với trang trại của bà Hằng thì UBND xã Sa Loong đã lập biên bản vi phạm hành chính. Tuy nhiên, biên bản xủ lý vi phạm đã bị hủy vì không đảm bao quy định, cho tới nay vẫn chưa thể xử lý vi phạm vì một số vướng mắc".

Cụ thể, theo Báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum của UBND huyện Ngọc Hồi số 197/BC-UBND thì: Để xử lý nghiêm trang trại chăn nuôi lợn trái phép tại xã Sa Loong theo quy định; UBND huyện Ngọc Hồi đã ban hành các Văn bản: Số 4076/UBND-TNMT ngày 29/12/2023; số 105/UBND-TNMT ngày 12/01/2024; số 390/UBND-TNMT ngày 07/02/2024 chỉ đạo các cơ quan, địa phương liên quan xử lý vụ việc. Qua rà soát, UBND xã Sa Loong đã ban hành Quyết định số 28/QĐ-HB ngày 26/3/2024 hủy bỏ quyết định xử lý vi phạm hành chính số 05/QĐ-XPVPHC ngày 10/01/2024 Chủ tịch UBND xã Sa Loong với lý do ban hành không đúng thẩm quyền (đồng thời UBND xã Sa Loong đã hủy bỏ biên bản vi phạm hành chính do lập không đảm bảo theo quy định).

UBND huyện Ngọc Hồi tiếp tục xem xét xử lý vi phạm, với quan điểm là thực hiện nghiệm theo đúng quy đinh pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình xem xét xử lý có một số vướng mắc cụ thể như sau: Việc áp dụng hành vi vi phạm hành chính theo Điểm a Khoản 3 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP là đảm bảo theo quy định.

Hành vi vi phạm này, ngoài phạt tiền còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm c Khoẩn 5 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 "Buộc làm thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đât theo quy định đối với thửa đất đã được câp Giây chứng nhận thuộc trường hợp quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này". Cụ thể đối với trường này là đăng ký chuyển mục đích đất trồng cây hàng năm khác thành đất nông nghiệp khác để phù hợp với đất xây dựng trang trại nuôi lợn.

Tuy nhiên, vị trí công trình vi phạm có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất trồng cây hàng năm, nhưng quy hoạch đất trồng cây lâu năm (Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Ngọc Hồi đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 07/3/2022); đồng thời thuộc quy hoạch đất cây xanh cảnh quan, mặt nước tập trung (ký hiệu Lô đất quy hoạch: DL04, diện tích 214,31 ha, của Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế của khẩu quốc tế Pờ Y được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 08/02/2007).

Do đó biện pháp khắc phục hậu quả theo Điểm c Khoản 5 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP không thực thi được (không đảm bảo tính khả thi theo quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ).

Trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo Điểm a Khoản 5 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 "Buộc khôi phục lại tình trạng bạn đầu của đất trước khi vi phạm" thì áp dụng hành vi vi phạm hành chính theo Điểm a khoản 3 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP là không đúng với hành vi vi phạm)

Đối với việc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, căn cứ Quyết định số 49/2021/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 của UBND tỉnh Kon Tum Quy định chi tiết giá một số loại đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum “đối với các loại đât nông nghiệp khác giá đât được xác định bằng giá đât trồng cây hàng năm khác". Áp dụng quy định tại khoản 1 Điêu 7 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ (được sửa đối tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ) thì số lợi bất hợp pháp đối với trường hợp này là không có.

Từ những vướng mắc trên thì UBND huyện Ngọc Hồi đã làm báo cáo đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiêt việc xử lý đôi với trường hợp này. Tuy nhiên, cho tới nay thì trang trại này vẫn chưa được xử lý.

Nhìn chung, việc xử lý dứt điểm tình trạng xây dựng trại heo trái phép cần một chiến lược tổng thể bao gồm các biện pháp hành chính, công nghệ và tuyên truyền. Chỉ khi có sự đồng bộ giữa các biện pháp và sự phối hợp của các bên liên quan, vấn đề này mới có thể được giải quyết hiệu quả.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin/.

Hoàng Nam
Xin chờ trong giây lát...

Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn tại nguồn

Phiên bản di động