Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đẩy nhanh các hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương

10/10/2023 00:00 Phát triển ngành CNMT
Nhiều dự án, mô hình cũng như thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế đã ít nhiều đẩy nhanh chất lượng phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương trên cả nước cũng như hình thành thói quen phân loại rác cho người dân, hướng đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Thông qua các dự án từ nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), ví dụ như: năm 2020, Unilever Việt Nam đã hợp tác cùng Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) triển khai chương trình khuyến khích phân loại rác tại nguồn gắn liền với xử lý và tái chế rác thải trên toàn TP. Hà Nội đến hết 2025. Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt để phù hợp với các dự án tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt có quy mô lớn; công nghệ tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện đại do các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài thực hiện.

Tại Đà Nẵng, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng đã triển khai Kế hoạch thực hiện Dự án Thúc đẩy phân loại rác tại nguồn và tái chế rác thải tại thành phố Đà Nẵng, do JICA tài trợ từ ngày 29/3/2023.

Thời gian thực hiện giai đoạn 2 của dự án từ tháng 2/2023 đến tháng 3/2024, tập trung trên địa bàn quận Hải Châu và Thanh Khê, với tổng kinh phí hơn 2,3 tỷ đồng. Trong đó, gồm 3 nội dung chính: Tiếp tục hỗ trợ các mô hình giai đoạn 1, như: Cải tiến xe đẩy thu gom rác tái chế tại phường Thuận Phước, Thạch Thang, Thanh Khê Tây và Hòa Khê, với số lượng 2 chiếc/phường, đồng thời tổ chức Ngày hội thu mua rác tái chế tại mỗi địa phương. Xây dựng mô hình thí điểm phân loại, thu gom chất thải thực phẩm và cuối cùng là lắp đặt các điểm tập kết phù hợp để vận chuyển, xử lý rác thải tại các khu dân cư.

Đà Nẵng: Triển khai Dự án phân loại rác tại nguồn (giai đoạn 2)
Đà Nẵng: Triển khai Dự án phân loại rác tại nguồn (giai đoạn 2)

Tại Huế, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ công tác xã hội Hàm Long thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo khởi động hợp phần dự án Xây dựng thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn. Dự án được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ thông qua chương trình Thành phố sạch - Đại dương Xanh, thực hiện tại hai phường Hương Long và Thủy Biều, thành phố Huế trong 18 tháng với 10 hoạt động trọng tâm ở hai giai đoạn bắt đầu từ tháng 9/2023.

Dây chuyền phân loại rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương
Dây chuyền phân loại rác tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương

Tại Bình Dương, cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký Hợp đồng tín dụng trị giá 7 triệu USD với Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) tại Việt Nam, để tài trợ vốn cho “Dự án phát điện sử dụng nguồn nhiệt từ xử lý rác thải”. Dự án phù hợp với “Sáng kiến về Cho vay và Đầu tư Hải ngoại cho khu vực ASEAN” được Chính phủ Nhật Bản tuyên bố vào tháng 11/2019 do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) điều phối tài chính. Khoản vốn vay từ ADB sử dụng 6 triệu USD từ Quỹ Cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân châu Á (Leading Asia’s Private Infrastructure Fund (LEAP) có sự góp vốn của JICA.

Dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ tài chính đầu tư cho trang thiết bị của nhà máy sản xuất phân bón từ rác thải với công suất xử lý 840 tấn rác/ngày đêm, xây dựng nhà máy đốt rác và phát điện sử dụng nguồn nhiệt từ xử lý rác thải với quy mô xử lý 200 tấn rác/ngày đêm, góp phần cải thiện môi trường đô thị và thực hiện kinh tế tuần hoàn, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), bao gồm: Mục tiêu 7 (Đảm bảo năng lượng sạch, đáng tin cậy, bền vững với mức giá hợp lý), Mục tiêu 11 (Xây dựng các đô thị và các khu dân cư rộng mở, an toàn, vững chắc và bền vững), Mục tiêu 12 (Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm)... Dự án cũng được kỳ vọng sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc sản xuất phân bón từ rác thải.

Khi dự án được hoàn thành, toàn bộ rác thải sinh hoạt được tập kết về khu liên hợp xử lý rác thải tỉnh Bình Dương (trên 2.500 tấn rác thải sinh hoạt/ngày, hiện công suất xử lý mới đạt 1.700 tấn/ngày) sẽ được phân loại toàn bộ và tái chế làm phân hữu cơ, qua đó giảm thiểu số lượng rác thải chôn lấp.

Đỗ Quý Thành
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động