Quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

13/12/2019 13:40 Tác động môi trường
Quy hoạch mới phải kế thừa các nội dung của quy hoạch cũ, được xây dựng từ nền tảng sẵn có để tiếp tục hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường. Mạng lưới các điểm, trạm quan trắc cần được quy hoạch có tính mở để có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế phát triển; đồng thời tăng cường công tác xã hội hoá trong việc huy động nguồn lực triển khai các chương trình quan trắc môi trường trong Quy hoạch.
Quy hoạch bảo vệ môi trường cần phải gắn với quy hoạch phát triển
quy hoach tong the he thong quan trac moi truong quoc gia giai doan 2021 2030 tam nhin den nam 2050
Toàn cảnh cuộc họp

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân tại cuộc họp Hội đồng thẩm định “Nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” ngày 11/12.

Theo Tổng cục Môi trường, sau nhiều năm triển khai và hoạt động, mạng lưới quan trắc môi trường nước ta đã có bước phát triển, đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Song bên cạnh đó, công tác này vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập như: Hệ thống trạm quan trắc môi trường không khí, nước tự động và liên tục còn chưa hoàn thiện theo Quy hoạch mạng lưới quan quan trắc môi trường quốc gia được phê duyệt tại Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Cơ sở dữ liệu môi trường toàn hệ thống chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm soát, theo dõi, cảnh báo diễn biến môi trường và đặc biệt khi có sự cố ô nhiễm môi trường lớn xảy ra. Đặc biệt là yêu cầu được tiếp cận thông tin về môi trường của xã hội hiện nay, đòi hỏi các thông tin môi trường, hiện trạng môi trường phải được cập nhật đầy đủ, kịp thời hơn,...

Nhằm xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia để theo dõi diễn biến chất lượng môi trường; kịp thời cung cấp thông tin, dữ liệu và nâng cao năng lực cảnh báo môi trường phục vụ công tác quản lý, Bộ Tài nguyên & Môi trường giao Tổng cục Môi trường thực hiện “Nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, để khắc phục những tồn tại hoạt động quan trắc môi trường.

Nhiệm vụ Quy hoạch sẽ được triển khai trong 02 năm (2020 - 2021), tập trung vào 6 nội dung chính sau: (i) Xây dựng nội dung về phân tích, đánh giá hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường; (ii) Xây dựng quan điểm, mục tiêu, lựa chọn phương án quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia phù hợp với phân vùng môi trường, định hướng quan trắc và cảnh báo môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường; (iii) Xây dựng nội dung về bố trí mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, bao gồm định hướng các điểm, thông số, tần suất quan trắc môi trường đất, nước, không khí trên phạm vi cả nước và các trạm quan trắc tự động; (iv) Định hướng phát triển hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường; (v) Xây dựng định hướng liên kết mạng lưới, cơ sở dữ liệu, số liệu quan trắc môi trường quốc gia với mạng lưới, cơ sở dữ liệu, số liệu quan trắc môi trường cấp tỉnh và kết nối mạng lưới quan trắc môi trường; (vi) Xây dựng danh mục dự án quan trắc môi trường quốc gia.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang phát triển mạnh mẽ, các hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ ngày càng nhiều, đã và đang tạo ra những áp lực rất lớn lên môi trường, đòi hỏi phải xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường rộng; thực hiện quan trắc thường xuyên, liên tục để đánh giá diễn biến và đưa ra những cảnh báo môi trường cho cộng đồng và các cơ quan quản lý. Quy hoạch tổng thể tổng thể hệ thống quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò quan trọng, góp phần đẩy mạnh quá trình theo dõi, đánh giá chất lượng môi trường; cung cấp số liệu quan trắc môi trường phục vụ đánh giá hiện trạng, cảnh báo và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường; nâng cao tính thống nhất và đảm bảo chất lượng hoạt động quan trắc môi trường cho toàn mạng lưới. Chính vì vậy, Quy hoạch mới, phải kế thừa các nội dung của Quy hoạch cũ, được xây dựng từ nền tảng sẵn có để tiếp tục hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường. Mạng lưới các điểm, trạm quan trắc cần được quy hoạch có tính mở để có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế phát triển; đồng thời tăng cường công tác xã hội hoá trong việc huy động nguồn lực triển khai các chương trình quan trắc môi trường trong Quy hoạch.

Thu Vân
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động