Quỹ "tổn thất và thiệt hại" tại COP27: Một chiến thắng lớn của các nước nghèo hay là sự thiếu “minh bạch” của các nước giàu?

23/11/2022 08:37 Chính trị
Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) vừa diễn ra tại Ai Cập đã đi đến thống nhất việc các quốc gia phát triển đồng ý thành lập một quỹ chi trả cho những thiệt hại mà các quốc gia nghèo hơn phải hứng chịu vì tình trạng biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc này là thiếu “minh bạch”, bởi biến đổi khi hậu là vấn đề chung của tất cả các nước, đặc biệt là các nước phát triển chứ không thể dùng biện pháp “đền bù” cho các nước nghèo để có thể hoàn thành mục tiêu giảm phát thải một cách dễ dàng hơn.

Qu "tổn thất và thiệt hại" tại COP27: Một chiến thắng lớn của các nước nghèo…

Quỹ
Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) vừa diễn ra tại Ai Cập (hình AP)

Việc thỏa thuận thành lập quỹ "tổn thất và thiệt hại" nhằm hỗ trợ đề bù thiệt hại từ biến đổi khí hậu cho các quốc gia đang phát triển vừa được thông qua vào hôm 19/11/2022 tại COP27 diễn ra tại Ai Cập. Đây là một “bước ngoặt” lịch sử, là một chiến thắng lớn đối với các quốc gia nghèo hơn, những nước đã từ lâu kêu gọi được bồi thường vì họ thường là nạn nhân của lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, mất mùa và những trận bão dù họ chỉ chịu trách nhiệm rất nhỏ đối với tình trạng ô nhiễm đang làm toàn cầu nóng lên. Quỹ này chủ yếu tập trung xây dựng nhà cửa, cầu đường bị phá hoại và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, mưa lũ nghiêm trọng.

Theo thỏa thuận, quỹ "tổn thất và thiệt hại" ban đầu sẽ nhận đóng góp của các nước phát triển và các nguồn tư nhân lẫn công cộng khác như các tổ chức tài chính quốc tế. Mặc dù ban đầu các nền kinh tế mới nổi lớn như Trung Quốc sẽ không bắt buộc phải đóng góp, nhưng lựa chọn đó vẫn còn và sẽ được đàm phán trong những năm tới. Đây là yêu cầu chính của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, những nước lập luận rằng Trung Quốc và các nước gây ô nhiễm lớn khác (hiện được phân loại là các nước đang phát triển) có khả năng tài chính và trách nhiệm thanh toán theo cách của họ. Quỹ sẽ được dùng chủ yếu cho những nước dễ bị tổn thương lớn nhất, song vẫn có thể sử dụng để trợ giúp cho các nước có thu nhập trung bình đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi các thảm họa khí hậu.

Đối với những nước đang phát triển, nguồn ngân sách từ các quốc gia giàu có được coi như một khoản bồi thường do các nước này chiếm phần lớn lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Trong khi đó, các quốc gia nghèo hơn phải chịu phần lớn hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra bởi tình trạng biến đổi khí hậu.

Tuy thành lập được quỹ hỗ trợ thiệt hại gây ra bởi biến đổi khí hậu cho các quốc gia đang phát triển, nhưng Hội nghị COP27 đã bỏ qua nhiều vấn đề quan trọng khác như đặt mục tiêu giảm phát thải hay giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Theo nhiều chuyên gia, thỏa thuận này vừa có lợi cho môi trường, vừa có lợi cho các nước nghèo. Dù vậy, một số nhà vận động đặt ra câu hỏi: Liệu chính sách này có công bằng hay không?

hay là sự thiếu “minh bạch” của các nước giàu?

Quỹ

Thế giới đã và đang đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng trong 20 năm qua do biến đổi khí hậu (hình minh họa)

Việc các nước giàu nên đền bù bao nhiêu cho các nước nghèo vì các tác hại của biến đổi khí hậu - khi họ đảm nhận phần lớn trách nhiệm trong việc phát thải khí nhà kính ra bầu khí quyển. Bởi vì nếu xét sâu vào bản chất của vấn đề, dường như các nước giàu có đang cố tình “đẩy” gánh nặng giảm khí thải sang các nước nghèo, trong khi bản thân họ hành động không đủ mạnh hoặc thiếu dứt khoát nhằm tối ưu lợi ích của mình. Các nước giàu cũng có thể lợi dụng các “dự án” liên quan đến môi trường, biến đổi khí hậu hay phát triển bền vững để “toan tính” những vấn đề khác đối với các nước nghèo để giành lợi ích về cho mình.

Cũng tại Hội nghị COP27 đã không có bước tiến trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, thỏa thuận này lại không đề cập đến những vấn đề thiết yếu nhưng gây tranh cãi khác như đặt ra mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính, hay đặt ra mức tăng nhiệt độ trung bình tối đa. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng không đề cập đến việc giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, một trong những nhân tố gây phát thải khí nhà kính chính trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, thực tế hầu như các nước giàu đang bị chỉ trích vì không cung cấp đủ nguồn tài chính cho các nước nghèo như cam kết, khiến họ gặp khó khăn hơn trong đối phó với biến đổi khí hậu. Chẳng hạn, năm 2009, các nước giàu từng cam kết chi 100 tỷ USD mỗi năm để hỗ trợ các nước dễ bị tổn thương do thiên tai liên quan tới biến đổi khí hậu vào năm 2020. Dù vậy, lời hứa này đã không hoàn thành, Reuters cho biết. Nhiều quốc gia giàu có đã chi thiếu hàng tỷ USD cho gói hỗ trợ này so với cam kết trước đó.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nhận định các cuộc đàm phán về khí hậu của LHQ đã “tiến một bước quan trọng hướng tới công lý” với việc thành lập quỹ chi trả tổn thất và thiệt hại cho các nước nghèo. Nhưng “Rõ ràng, điều này sẽ không đủ, nhưng đó là một tín hiệu chính trị rất cần thiết để xây dựng lại niềm tin đã bị phá vỡ. Tiếng nói của những người ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu phải được lắng nghe”, ông Guterres nêu rõ.

Ông Antonio Guterres kêu gọi thế giới ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu và chung tay hành động khẩn cấp, coi đây là vấn đề mang tính sống còn đối với sự an toàn và tồn tại của loài người bởi con người đang đối mặt với những tác động to lớn của tình trạng biến đổi khí hậu. Việc ký Hiệp ước giữa các quốc gia giàu nhất và nghèo nhất thế giới để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch; cung cấp tài trợ để đảm bảo các quốc gia nghèo hơn có thể giảm lượng khí thải là một việc làm cấp thiết.

Người đứng đầu Liên Hợp Quốc cũng đề nghị các nước loại bỏ dần việc sử dụng than. Với tốc độ ứng phó như hiện nay, thế giới không thể hạn chế được mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C, chưa nói đến mục tiêu 1,5 độ C đã đề ra, do cam kết của các nước công nghiệp phát triển cũng như những thành viên còn lại trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) còn quá ít ỏi và chậm trễ.

Bên cạnh đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh tới tình trạng khẩn cấp về khí hậu trong bối cảnh thế giới đồng thời phải đương đầu với "cuộc khủng hoảng toàn cầu nhân 3" về lương thực, năng lượng và tài chính./.

Phạm Sinh - Trường Giang

Trường Giang
Tổng hợp
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động