Rác thải điện tử và nỗi lo về môi trường và sức khỏe con người

28/03/2024 16:24 Tác động môi trường
Điện tử là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất hiện nay. Điện tử đã hoàn toàn thay đổi cách chúng ta sống và tương tác với nhau. Thiết bị điện tử cũng là nguồn rác thải gia tăng nhanh chóng và dần trở thành vấn đề nhức nhối trong nhiều năm qua.
Rác thải điện tử và nỗi lo về môi trường và sức khỏe con người
Ảnh minh họa

Theo nhận định của Trung tâm Phát triển và hội nhập (CDI), trung bình mỗi năm, một người Việt Nam thải ra môi trường 1kg rác thải điện tử, vậy tổng lượng rác thải điện tử lên tới khoảng 90.000 tấn/năm. Rác thải điện tử là loại rác thải cực độc hại, có nguy cơ hủy diệt môi trường (không khí, đất, nước) và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người như các bệnh ung thư, đường hô hấp, tim mạch và thần kinh.

Sự thay đổi công nghệ nhanh chóng đã rút ngắn vòng đời của sản phẩm điện tử. Các sản phẩm điện tử hư hỏng hoặc lỗi thời bị thải bỏ trở thành rác điện tử đang phát triển với tốc độ nhanh gấp 3 lần các loại rác thải khác. Song, đến nay Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu toàn diện về an toàn vệ sinh lao động trong ngành điện tử, cũng như các chương trình nâng cao nhận thức các tác động tiêu cực của ngành này đối với sức khỏe con người và môi trường.

Ông Sanjiv Pandita, Trung tâm Giám sát nguồn nhân lực châu Á (AMRC), cho biết, hơn 1/4 của 1 tỷ chip được sản xuất hàng năm đòi hỏi việc sử dụng một lượng đáng kinh ngạc của hóa chất độc hại, kim loại và các loại khí. Hóa chất độc hại là nguyên liệu cần thiết cho thiết bị điện tử, hàng ngàn hóa chất đang được sử dụng trong quá trình sản xuất ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người lao động, cộng đồng và môi trường.

Vấn đề này đã được nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Scotland, Hàn Quốc… cảnh báo. Công nhân làm việc trong ngành này thường phải tiếp xúc với các mối nguy hại từ axít trong quá trình ăn mòn, làm sạch thiết bị, chất khí dễ cháy nổ, hơi khí độc, dung môi trong quá trình làm sạch, mạ, phủ kim loại, quá trình quang hóa, tia laser, tia cực tím và phóng xạ. Số liệu thống kê của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) cũng cho thấy, mỗi năm có 160 triệu người mắc bệnh nghề nghiệp, có khoảng 438.000 người bị chết do hóa chất nguy hiểm gây ra.

Các loại rác thải thực phẩm không bao giờ được lưu giữ trong nhà. Ngược lại với thiết bị điện tử cũ có thể cất chúng ở bất cứ đâu. Ngày nay, chúng ta gắn bó với điện thoại, máy tính, máy ảnh và rất khó để vứt đi mà không khỏi tiếc nuối. Ngoài ra, các thiết bị điện tử bị hỏng thì đôi khi chúng vẫn được giữ lại. Vì thế mà số lượng lớn rác thải điện tử không được xử lý, vô tình đã ngăn chặn một lượng lớn nguồn tài nguyên thiên nhiên quay lại chu kỳ kinh tế.

Giang Nam
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động