Sử dụng hóa chất tăng đột biến: Mối đe dọa đối với sức khỏe và môi trường
Một nhà máy hóa chất ở Trung Quốc được dự báo sẽ chiếm gần một nửa thị trường thế giới về hóa chất tổng hợp vào năm 2030. Ảnh: Ryan Tong / EPA
Theo một nghiên cứu toàn cầu, doanh số bán hóa chất tổng hợp sẽ tăng gấp đôi trong 12 năm tới với những tác động đáng báo động đối với sức khỏe và môi trường. Nghiên cứu này nhấn mạnh những thất bại của chính phủ trong việc kiềm chế ngành công nghiệp đằng sau nhựa, thuốc trừ sâu và mỹ phẩm.
Báo cáo lần 2 về Hóa chất toàn cầu do Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 11/3 tại Nairobi cho biết thế giới sẽ không đáp ứng các cam kết quốc tế nhằm giảm thiểu các mối nguy hiểm về hóa học và ngăn chặn ô nhiễm vào năm 2020. Trên thực tế, nghiên cứu của UNEP cho thấy ngành này chưa bao giờ chiếm ưu thế hơn cũng như sự phụ thuộc của nhân loại vào hóa chất đã từng rất lớn.
Achim Halpaap, người đứng đầu 400 nhà khoa học tham gia nghiên cứu cho biết: “Khi bạn xem xét tình hình ô nhiễm hiện có, cộng với sự tăng trưởng dự kiến của ngành công nghiệp, các xu hướng là một nguyên nhân gây lo ngại đáng kể”.
Ông cho rằng sự tăng trưởng nhanh nhất là trong vật liệu xây dựng, điện tử, dệt may và pin chì. Ngày càng có nhiều chất phụ gia cũng được sử dụng để làm cho nhựa mịn hơn hoặc bền hơn.
Tùy thuộc vào hóa chất và mức độ tiếp xúc, các rủi ro có thể bao gồm ung thư, bệnh thận mãn tính và dị tật bẩm sinh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng gánh nặng bệnh tật là 1,6 triệu người trong năm 2016. Ông Halpaap cho biết đây có thể là một sự đánh giá thấp. Ngoài những nguy hiểm đối với sức khỏe con người, ông cho rằng hóa chất cũng ảnh hưởng đến thụ phấn và rạn san hô.
Theo báo cáo, sản xuất hóa chất toàn cầu đã tăng gần gấp đôi kể từ năm 2000 và hiện tại - nếu tính đến việc kinh doanh dược phẩm – đây sẽ là ngành công nghiệp lớn thứ hai thế giới.
Con số này theo dự báo sẽ tiếp tục trong ít nhất là trong thập kỷ tới do sự gia tăng lớn trong các nền kinh tế đang mở rộng ở Châu Á, Châu Phi và Trung Đông. Đến năm 2030, ngành công nghiệp này dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi so với mức 2017 để đạt doanh số 6,6 nghìn tỷ USD (tương đương 5 nghìn tỷ bảng); Trung Quốc được dự báo sẽ chiếm 49,9% thị trường thế giới.
Bất chấp những tác động tiêu cực, loài người ngày càng phụ thuộc vào hóa chất tổng hợp. Theo Liên Hợp Quốc, sản lượng sẽ tăng nhanh gấp 7 lần so với dân số toàn cầu trong khoảng thời gian từ năm 1990 - 2030.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất ở New Zealand hồi năm 2002, các nước đã nhất trí giảm đáng kể ô nhiễm hóa chất vào năm 2020, nhưng thế giới còn lâu mới đạt được dự định đó, và mục tiêu phát triển bền vững khác là giảm số người chết và bệnh tật do ô nhiễm hóa học vào năm 2030. Thậm chí, báo cáo nêu rõ mục tiêu năm 2020 sẽ không đạt được.
Đã có những tiến bộ trong một số lĩnh vực. Chính quyền quốc gia đã đưa ra quan ngại về một số sản phẩm, bao gồm hợp chất hữu cơ fomanđêhít trong dầu gội, microbead trong kem đánh răng, phthalates trong bao bì thực phẩm và chất chống cháy trong nhiều mặt hàng gia dụng. Nhiều hiệp ước đã được ký kết và các quy định được đưa ra để giảm thiểu rủi ro nhưng ngành công nghiệp vẫn tiếp tục mở rộng không ngừng.
Một phần, đây là một dấu hiệu cho thấy sự tinh tế ngày càng tăng của các sản phẩm tiêu dùng. Một số mặt hàng tiêu dùng điện tử như máy tính xách tay và điện thoại di động có thể bao gồm hàng trăm sản phẩm hóa học khác nhau. Nhưng chúng cũng có mặt trong vô số vật dụng hàng ngày khác. Báo cáo đưa ra ví dụ về một chiếc ghế văn phòng, có chứa chất chống cháy trên đệm bọt, phụ gia cao su trong các con lăn, lớp phủ bề mặt crom, phụ gia nhựa ở mặt sau và vecni trên bất kỳ bộ phận bằng gỗ nào. Tuy nhiên, các nhà môi trường cho rằng rủi ro lâu dài đối với đa số lớn hơn lợi ích ngắn hạn đối với thiểu số.
Theo một nghiên cứu của tổ chức thống kê của EU vào năm ngoái, trong số 345 triệu tấn hóa chất được tiêu thụ ở Liên minh châu Âu, 62% số đó gây nguy hiểm cho sức khỏe.
“Một lượng lớn hóa chất độc hại và chất ô nhiễm tiếp tục rò rỉ ra môi trường làm ô nhiễm chuỗi thức ăn và tích tụ trong cơ thể chúng ta, nơi chúng gây thiệt hại nghiêm trọng”, ông Joyce Msuya, người đứng đầu Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc viết.
“Hãy xem xét việc mở rộng thị trường và sự gia tăng ô nhiễm, chúng ta không thể tiếp tục đánh cược sức khỏe của chính chúng ta” - ông Joyce Msuya nhấn mạnh.
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.