Sự phối hợp giữa các địa phương lưu vực sông Đồng Nai chưa hiệu quả

23/11/2019 18:58 Tác động môi trường
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân, ô nhiễm thành thị còn phức tạp, sự phối hợp giữa các địa phương lưu vực hệ thống (LVHT) sông Đồng Nai chưa đồng bộ và chưa hiệu quả. Hiện tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở các cơ sở xử lý nước thải còn nhiều.
Nước sông Đồng Nai không đảm bảo để sản xuất nước sinh hoạt TP. Hồ Chí Minh: Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai Hơn 4.600 tấn cá chết sau khi thuỷ điện xả lũ
su phoi hop giua cac dia phuong luu vuc song dong nai chua hieu qua
Ảnh minh họa.

Ngày 22/11, tại TP. Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), Ủy ban Bảo vệ môi trường LVHT sông Đồng Nai tổ chức phiên họp thứ 13 với sự tham gia của lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương cùng 11 địa phương thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.

Tại phiên họp, những vấn đề môi trường nổi cộm tại các tỉnh, thành phố trên LVHT sông Đồng Nai khiến nguồn nước bị ô nhiễm đã được chỉ ra như: hoạt động khai thác, nạo vét cát trên sông chưa được quản lý chặt chẽ, ô nhiễm tại khu vực kênh Ba Bò, Suối Nhum, suối Cái (TP. HCM); ô nhiễm do hiện tượng cá chết trên sông La Ngà, ô nhiễm trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam (Đồng Nai); ô nhiễm mùi xảy ra tại các nhà máy giấy, cao su (Bình Dương); doanh nghiệp xả thải vượt chuẩn cho phép, chất thải rắn chưa được phân loại và thu gom xử lý triệt để (Bình Phước); ô nhiễm từ các khu xử lý chất thải tập trung và từ các nhà máy luyện thép (Bà Rịa - Vũng Tàu); việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các bãi chôn lấp chưa đảm bảo vệ hợp vệ sinh, ô nhiễm chăn nuôi, rác thải nhựa gia tăng (Đắk Nông); ô nhiễm từ hoạt động chế biến hải sản, Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, hoạt động chăn nuôi heo (Bình Thuận).

Được biết, nguồn nước hệ thống sông Đồng Nai cung cấp cho khoảng 17 triệu dân ở lưu vực sử dụng sinh hoạt và lao động sản xuất hằng ngày. Tuy nhiên, sức ép do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường nước của lưu vực hệ thống sông Đồng Nai đang ngày một lớn khiến nguồn nước mặt thuộc LVHT sông Đồng Nai đã và đang bị ô nhiễm cục bộ, tập trung chủ yếu tại các đoạn sông chảy qua các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và đô thị. Kết quả tính toán của 49 điểm quan trắc trên LVHT sông Đồng Nai cho thấy, chất lượng nước tại các điểm quan trắc khu vực thượng nguồn và trung lưu trên các sông chính có 61% giá trị sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp.

Ông Võ Tuấn Nhân cho biết, ô nhiễm nội thành, nội thị còn phức tạp, sự phối hợp giữa các địa phương LVHT sông Đồng Nai chưa đồng bộ và chưa hiệu quả. Hiện tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở các cơ sở xử lý nước thải còn nhiều. Việc bảo vệ môi trường trong thời gian tới đây là vô cùng quan trọng do nguy cơ ô nhiễm còn đấy và với sức phát triển kinh tế mạnh mẽ thì sức ép hệ thống sông này càng lớn. Vì vậy, cần hoàn thiện cơ chế chính sách cần cụ thể, rõ ràng và Bộ TN&MT sẽ phối hợp các bộ và địa phương để xây dựng luật bảo vệ môi trường với vững chắc hơn.

Cũng tại phiên họp đã diễn ra buổi lễ chuyển giao chức vụ Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ môi trường LVHT sông Đồng Nai từ Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho Chủ tịch UBND tỉnh Long An.

Đông Hải
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động