Thành phố Hồ Chí Minh: Hướng đến đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải
Toàn cảnh chương trình Dân hỏi – Chính quyền trả lời với chủ đề: “Quản lý hoạt động cấp, thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt” |
Hiện nay, tổng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của thành phố Hồ Chí Minh là 644.000 m3/ngày, mới đạt khoảng 40% lượng nước thải hàng ngày. Như vậy còn 60% nước thải sinh hoạt chưa được xử lý, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng môi trường. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố cũng đề ra mục tiêu tới năm 2025, lượng nước thải sinh hoạt qua xử lý trước khi thải ra môi trường đạt trên 75%, tới năm 2030 là 88%. Để đạt được mục tiêu này, phải xây dựng các hệ thống xử lý nước thải - việc này là rất cấp thiết. Tuy nhiên, việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải phải tuân thủ đúng các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật, đảm bảo môi trường, sức khỏe người dân.
Ngày 7/4/2024, tại chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời với chủ đề “Quản lý hoạt động cấp thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt”, ông Đặng Phú Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nhằm nâng cao công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn, thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè (có công suất thiết kế là 480.000m3/ngày đêm), dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2025. Việc hoàn thành nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè, thành phố Hồ Chí Minh sẽ nâng công suất xử lý nước thải đô thị lên hơn 1,1 triệu m3/ngày đêm, đạt tỷ lệ 71% lượng nước thải đô thị đã qua xử lý trước khi thải ra môi trường. UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở, ngành liên quan tiếp tục đầu tư các nhà máy theo quy hoạch chung của thành phố, trong đó ưu tiên đầu tư các dự án cấp thoát nước và xử lý nước thải. UBND thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường xã hội hóa để thực hiện các kế hoạch, đảm bảo các chỉ tiêu về cấp, thoát nước, xử lý nước thải, chống ngập... nhằm cải thiện chất lượng sống của người dân và bảo vệ môi trường sống; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy cấp nước, xử lý nước thải; tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, thành phố cũng đưa vào quy hoạch đầu tư 7 nhà máy xử lý nước thải đô thị theo hình thức PPP bao gồm: Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải khu vực Tây thành phố tại Phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân với tổng mức đầu tư 10.360 tỷ đồng;
Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tham Lương – Bến Cát giai đoạn 2 (lưu vực Tham Lương – Bến Cát) tại phường An Phú Đông, quận 12, với tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng (chưa bao gồm hệ thống thu gom, chuyển tải nước thải, trạm bơm chuyển tiếp);
Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Nam Sài Gòn tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè với tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng (chưa bao gồm hệ thống thu gom, chuyển tải nước thải, trạm bơm chuyển tiếp);
Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 1 tại phường Trường Thọ, thành phố Thủ Đức với tổng mức đầu tư 6.010 tỷ đồng;
Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Bắc Sài Gòn 2 tại phường Tăng Nhơn Phú, thành phố Thủ Đức với tổng mức đầu tư 5.860 tỷ đồng;
Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Rạch Cầu Dừa tại huyện Hóc Môn với tổng mức đầu tư 4.420 tỷ đồng
Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tây Bắc thành phố tại Cạnh kênh Xáng và đường kênh 15, huyện Củ Chi với tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng (chưa bao gồm hệ thống thu gom, chuyển tải nước thải, trạm bơm chuyển tiếp).
Tin mới
Sáng kiến làm mát xanh III: Thúc đẩy chuyển đổi chất làm lạnh theo hướng làm mát bền vững tại Việt Nam
Phú Thiện(Gia Lai): Người phụ nữ Jrai với ước mơ truyền nghề may thổ cẩm cho thế hệ trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.