Thiết lập hệ thống quản lý phế thải xây dựng hiệu quả nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường
Thiết lập hệ thống quản lý phế thải xây dựng để kiểm soát ô nhiễm |
Ông Tô Hùng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng và ông Phạm Duy Hòa – Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng, Chủ tịch Hội đồng Giám sát dự án (JCC) ký kết thỏa thuận. |
Tại Việt Nam, phế thải xây dựng là loại phế thải đặc biệt và tăng trưởng rất nhanh, nhất là các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng… Tuy nhiên, hệ thống quản lý, hệ thống tái chế còn chưa đủ năng lực, khó đáp ứng hết nhu cầu. Do đó, Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải và bảo vệ môi trường tầm nhìn đến năm 2025 đã được xây dựng, trong đó có dự án SATREPS. Đây là dự án thuộc Chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển bền vững giữa JICA và Tổ chức khoa học công nghệ Nhật Bản (JST). Tại Việt Nam, dự án được Trường Đại học Xây dựng chủ trì thực hiện, trong thời gian 5 năm (2018-2023). Tại Đà Nẵng Dự án sẽ thực hiện từ năm 2020 – 2025 với 3 giai đoạn (2020 -2021; 2021 – 2022; 2022 – 2025).
Dự án SATREPS hình thành với mục tiêu phát triển hệ thống quản lý tái chế phế thải xây dựng thân thiện môi trường, nâng cao nhân lực và đào tạo đội ngũ chuyên môn, công nghệ cao trong lĩnh vực tái chế phế thải xây dựng. Các hoạt động chính của dự án trong giai đoạn 1 gồm: Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật cho việc xây dựng hệ thống quản lý phế thải xây dựng thân thiện với môi trường; Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn, quy định về quản lý và tái chế phế thải xây dựng Việt Nam; Phát triển công nghệ mới tái chế từ tận dụng hợp lý phế thải xây dựng, ứng dụng trong một số lĩnh vực xây dựng, hạ tầng giao thông, kiểm soát ô nhiễm môi trường; Đề xuất mô hình kinh doanh chiến lược cho việc tái chế phế thải xây dựng và kế hoạch khả thi tái chế phế thải xây dựng nhằm đáp ứng chiến lược quốc gia về quản lý phế thải xây dựng đến năm 2025, tầm nhìn 2050.
Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng và Trường Đại học Xây dựng đã thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án với các nội dung: Xây dựng Đề án tổng thể nhằm quản lý và xử lý chất thải rắn (CHẤT THẢI RẮN) xây dựng, bao gồm: khảo sát, đánh giá hiện trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển, tái chế hoặc tái sử dụng CTR xây dựng; Đề xuất vị trí, quy mô điểm tập kết, trạm trung chuyển, cơ sở xử lý CTR xây dựng phù hợp; xây dựng hệ thống hoạt động quản lý CTR xây dựng tiên tiến; đề xuất các cơ chế chính sách, tiêu chuẩn quy phạm pháp luật nhằm khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tái chế; lập dự án nghiên cứu kêu gọi đầu tư xử lý CTR xây dựng tại khu liên hợp xử lý CTR của thành phố hoặc tại vị trí phù hợp; xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường đô thị và dự án điển hình xử lý một số vấn đề ô nhiễm môi trường cấp bách của thành phố và triển khai áp dụng thí điểm các kết quả của Dự án SATREPS tại Đà Nẵng.
Phế thải xây dựng là loại phế thải đặc biệt và tăng rất nhanh. |
Dự kiến khi hoàn thành Dự án, thành phố sẽ hoàn thành Quy hoạch bãi chứa CTR xây dựng phù hợp; hướng dẫn quản lý phế thải xây dựng; vận hành được một hệ thống quản lý tiên tiến về CTR xây dựng; ít nhất một mô hình thí điểm trung tâm xử lý và tái chế từ CTR xây dựng; phát triển được hai công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường…
Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Đà Nẵng đề xuất Đại học Xây dựng Hà Nội tích cực hỗ trợ công tác điều tra, khảo sát để đánh giá toàn diện thực trạng về phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; đồng thời nghiên cứu hỗ trợ lập dự án quản lí tổng hợp về môi trường tại khu vực Âu thuyền Thọ Quang một cách bền vững.
Tin mới
Kế hoạch chuyển đổi công nghệ lạnh xanh và môi chất lạnh tự nhiên đối với phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Nghiên cứu thị trường và tình hình sử dụng thiết bị và môi chất lạnh của phân ngành lạnh gia dụng và bán lẻ trong chuỗi lạnh thực phẩm tại Việt Nam
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.