Thời cơ cho các vật liệu xây dựng "xanh" phát triển

07/04/2020 12:24 Tăng trưởng xanh
Trong bối cảnh môi trường ngày càng ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt, việc sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đang là xu hướng tất yếu của ngành công nghiệp xây dựng.
Phát triển bền vững từ vật liệu xây dựng "xanh"
thoi co cho cac vat lieu xay dung xanh phat trien
Tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện là nguồn cung cho việc phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường. Ảnh: Toàn Thắng.

Việc sử dụng các vật liệu xây dựng truyền thống đang tác động xấu đến môi trường, gây ra nhiều hệ lụy như mất đất nông nghiệp, gia tăng khí thải, hiệu ứng nhà kính và các loại khí thải độc hại cho môi trường. Do đó, vấn đề của ngành xây dựng là phải ưu tiên phát triển các loại vật liệu mới thân thiện môi trường, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Phân tích của các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cho thấy, việc phát triển dòng vật liệu thân thiện với môi trường sẽ giúp sử dụng khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao...) mỗi năm để sản xuất vật liệu không nung; tiết kiệm được khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp và hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải; tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, năm 2020, nhu cầu sử dụng gạch nung của Việt Nam ước khoảng 42 tỷ viên. Nếu đáp ứng nhu cầu này thì sẽ phải tiêu tốn từ 50 – 70 triệu m3 đất, tương đương với khoảng 3.000 ha đất nông nghiệp, tiêu thụ khoảng 6 tỷ tấn than nung và thải ra môi trường đến 23 tỷ tấn CO2.

Ở nước ta, việc phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo từ rất sớm. Chính phủ đã có nhiều chính sách, nghị định nhằm khuyến khích phát triển các loại vật liệu thân thiện môi trường, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; đồng thời có chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư sản xuất ngành hàng này.

Cụ thể là Nghị định 24a/2016/NĐ-CP về Quản lý vật liệu xây dựng do Chính Phủ ban hành ngày 5/4/2016 quy định Chính sách chung phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường trong Chương V, từ Điều 37 đến Điều 40. Theo đó, ở Điều 37, Khoản 2, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của nhà nước.

Theo Điều 38, các loại dự án nghiên cứu phát triển, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường sẽ được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu đầu tư của Nhà nước.

Ngày 28/4/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 567/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung, nhằm góp phần thay thế một phần gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.

Triển khai Chương trình 567, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 và Thông tư 13/2017/TT-BXD ngày 8/12/2017 (thay thế Thông tư 09/2012/TT-BXD) quy định sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong các công trình xây dựng. Theo đó, tất cả các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước phải sử dụng vật liệu không nung (tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh).

Với xu hướng phát triển đô thị thông minh hiện nay, công trình xanh đang được chú trọng. Đây cũng chính là thời cơ cho các vật liệu xây dựng xanh phát triển. Định hướng trong tương lai, vật liệu xây dựng không nung sẽ thay thế gạch đất sét nung, giúp tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường; giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả chung cho xã hội.

Tại thị trường Việt Nam hiện nay, các loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường cũng ngày càng đa dạng hơn, hạng mục vật liệu không nung có gạch bê tông khí chưng áp, panel bê tông khí chưng áp, gạch bê tông, panel bê tông rỗng đùn ép. Cùng với đó, kính Low-E và kính Solar Control mới có khả năng giảm sự truyền nhiệt vào công trình, từ đó giảm công suất điều hòa cũng như điện năng tiêu thụ…

Nhiều nhà máy đã sản xuất ngói lợp không nung, cát nghiền, cốt liệu tái chế từ nguồn phế thải công nghiệp. Ngoài ra, còn rất nhiều vật liệu xây dựng khác sử dụng phế thải công nghiệp tro, xỉ nhiệt điện như: xi măng, gạch bê tông lát hè, gạch đất sét nung, bê tông trộn sẵn… để giảm tỷ lệ sử dụng vật liệu thiên nhiên, tiết kiệm tài nguyên.

Việt Anh
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động